Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Sáp nhập tỉnh tạo đà bứt phá cho bất động sản công nghiệp

Hải Yến
Hải Yến  - 
Sáp nhập tỉnh nếu được thực hiện với tầm nhìn dài hạn và quyết tâm đồng bộ có thể trở thành cú hích mới, giúp bất động sản công nghiệp Việt Nam bứt phá.
aa
Bất động sản khu công nghiệp 2025: "Sóng lớn" từ các dự án nghìn tỷ AI là chìa khóa giúp bất động sản công nghiệp nâng cao giá trị VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp
Sáp nhập tỉnh tạo đà bứt phá cho bất động sản công nghiệp
Việc sáp nhập các đơn vị hành chính đang được kỳ vọng sẽ tạo ra "cú hích" mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, định hình lại bản đồ phát triển của nhiều địa phương

Mở rộng quỹ đất, tăng lựa chọn cho doanh nghiệp

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ là thay đổi địa giới hành chính đơn thuần, mà còn là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, khắc phục tình trạng quy hoạch manh mún và gia tăng năng lực cạnh tranh cho các địa phương. Đây được xem là động thái quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển của các hệ sinh thái đô thị - công nghiệp tích hợp, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên chọn lọc.

Theo ông Thomas Rooney, Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Công nghiệp Savills Hà Nội, nếu được thực hiện một cách bài bản, việc sáp nhập sẽ tạo tiền đề cho việc hình thành những khu vực có sức hấp dẫn cao hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của việc mở rộng địa giới hành chính là khả năng quy hoạch thêm nhiều khu công nghiệp mới với diện tích lớn hơn. Điều này không chỉ cung cấp thêm lựa chọn cho doanh nghiệp, mà còn giúp giải quyết tình trạng khan hiếm đất công nghiệp tại các địa phương đang có nhu cầu cao.

Với quỹ đất dồi dào hơn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ dễ dàng tìm được vị trí phù hợp để xây dựng nhà máy, tránh được những rào cản về mặt bằng sản xuất.

Việc mở rộng quy mô địa giới sau sáp nhập còn tạo điều kiện cho các tỉnh có thể phân vùng rõ ràng hơn, từ đó phát triển các khu công nghiệp hoặc tổ hợp công nghiệp chuyên biệt. Đơn cử như việc hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ hoặc khu công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành, chuyên cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các ngành sản xuất lớn như ô tô, bán dẫn. Điều này góp phần nâng cao năng lực sản xuất nội địa và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Thomas Rooney cho rằng, các địa phương vốn đã là điểm sáng về thu hút đầu tư, khi được sáp nhập và phối hợp chặt chẽ hơn về quy hoạch, sẽ bổ trợ lẫn nhau về cơ sở hạ tầng, lao động và định hướng phát triển. Quy mô lớn giúp địa phương đạt chuẩn cao hơn về hạ tầng và quản lý, từ đó nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Điều chỉnh địa giới hành chính - cú hích cho bất động sản công nghiệp

Việc điều chỉnh địa giới hành chính, dù mang đến những xáo trộn ban đầu, lại được nhìn nhận là cơ hội lớn để Việt Nam tái thiết khung pháp lý, tạo đà bứt phá cho bất động sản công nghiệp, theo các chuyên gia. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý là yếu tố then chốt.

Theo ông Thomas, trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn do thay đổi đầu mối quản lý và chính sách chưa kịp đồng bộ giữa các địa phương sáp nhập. Điều chỉnh địa giới hành chính tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt yếu tố, từ quy hoạch sử dụng đất, cấp phép đầu tư, cho đến thủ tục pháp lý liên quan đến môi trường và xây dựng.

Tuy nhiên, về dài hạn, đây lại là cơ hội lớn để kiến tạo một khung pháp lý minh bạch và hiệu quả hơn. Việc phối hợp, thống nhất thủ tục trong các khu vực hành chính mới sẽ giúp tiết kiệm thời gian, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp – nơi sự ổn định và rõ ràng trong quy hoạch là yếu tố sống còn.

Ông Rooney cho rằng, việc thống nhất thủ tục và chính sách sẽ mở đường cho các khu công nghiệp quy mô lớn, tích hợp hạ tầng logistics, đô thị vệ tinh và giao thông kết nối liên vùng.

Thay đổi địa giới hành chính cũng sẽ tác động đáng kể đến lực lượng lao động – nền tảng cho sức cạnh tranh của bất động sản công nghiệp. Việc thay đổi nơi cư trú, đăng ký hành chính và kết nối giao thông của người lao động có thể là rào cản nếu thiếu chuẩn bị. Song, đây cũng là cơ hội để tái thiết mạng lưới cung ứng lao động theo hướng vùng, liên tỉnh, tối ưu hóa nguồn lực.

Nếu việc sáp nhập được thực hiện đồng bộ với đầu tư hạ tầng, đặc biệt là đường vành đai, cảng biển, sân bay và hạ tầng số, các khu công nghiệp sẽ không còn bị giới hạn bởi ranh giới hành chính. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận lực lượng lao động từ nhiều địa phương hơn với chi phí vận hành tối ưu.

Sự phát triển của hạ tầng liên vùng cũng sẽ thúc đẩy xu hướng dịch chuyển khỏi các thị trường công nghiệp truyền thống, nơi nguồn cung hạn chế và chi phí đầu tư ngày càng tăng. Các địa phương mới, với quỹ đất rộng, giá rẻ và hạ tầng được cải thiện, sẽ có cơ hội vươn lên thành trung tâm công nghiệp mới.

Giai đoạn chuyển tiếp, dự kiến kéo dài ít nhất hai đến ba năm, sẽ là khoảng thời gian quan trọng. Ông Rooney khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin, thiết lập quan hệ với chính quyền địa phương mới và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Thị trường bất động sản tháng 5 chứng kiến một sự dịch chuyển đáng chú ý: Chung cư bất ngờ lên ngôi, trở thành tâm điểm quan tâm của cả người mua lẫn nhà đầu tư tại hai đô thị lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh thành lân cận.
Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Sau gần một thập kỷ tạm dừng, hai dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận chính thức tái khởi động với mục tiêu hoàn thành trong 5 năm. Chính quyền và người dân địa phương đang chung sức, đồng lòng tháo gỡ các “nút thắt” về mặt bằng, quy hoạch, sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử trong lĩnh vực năng lượng quốc gia.
Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Việc thiếu “đất sạch” và vướng mắc thủ tục hành chính vẫn là rào cản khiến mục tiêu 100.000 căn hộ vào năm 2025 có nguy cơ không đạt được.
Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Theo Bộ Xây dựng, các hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đã được ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng, chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ thì được mua bán theo quy định.
Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Nguồn cung lại khan hiếm, đặc biệt là căn hộ bình dân, khiến giá nhà tại TP.Hồ Chí Minh tiếp tục neo cao, đẩy sức mua thực dịch chuyển mạnh sang các tỉnh Bình Dương và Long An.
Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Hàng loạt vướng mắc trong việc sử dụng đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở Hà Nội sẽ được tháo gỡ khi hai dự thảo Nghị quyết mới của HĐND thành phố được ban hành. Các quy định chặt chẽ về mục đích sử dụng, thời hạn tồn tại của công trình và chế tài xử lý nghiêm minh được kỳ vọng sẽ tăng cường nguồn lực đất đai, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh.
Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Biến đổi khí hậu không còn là một cảnh báo xa vời, mà đã trở thành hiện thực hữu hình tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống đô thị, đặc biệt là thị trường bất động sản. Do đó, việc thích ứng khí hậu không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn mở ra cơ hội tái định hình thị trường.
Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Sau nhiều biến động toàn cầu và những thay đổi sâu sắc trong bối cảnh kinh tế xã hội, thị trường bất động sản toàn cầu đang bước vào một chu kỳ mới, đòi hỏi nhà đầu tư phải tái định vị chiến lược.
Hà Nội: Nguồn cung căn hộ bùng nổ, cơ hội vàng cho người mua

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ bùng nổ, cơ hội vàng cho người mua

Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý II/2025 đang chứng kiến sự sôi động trở lại với hàng loạt dự án căn hộ mới được mở bán và chuẩn bị ra mắt. Điều này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người mua trong thời gian tới.
Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.