Sẽ chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam
Cảnh giác với thủ đoạn mời gọi đầu tư để lừa đảo Cẩn trọng với chiêu lừa “giao dịch vàng ảo” trên mạng xã hội Cần thiết sửa đổi luật để xử lý nợ xấu và bảo vệ hệ thống tín dụng |
Theo đó, Cục Viễn thông cho biết đã nhận được văn bản của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.
Cơ quan chức năng thông tin, có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam. Nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, tán phát tài liệu chống phá. Xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy, có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố…
Cục A05 cũng chỉ ra, Telegram đang trở thành một công cụ đắc lực cho nhiều loại hình tội phạm. Với các tính năng như mã hóa đầu cuối mạnh mẽ, khả năng ẩn danh cao, dễ dàng tạo lập và quản lý các hội nhóm với số lượng thành viên khổng lồ, Telegram vô hình trung đã tạo điều kiện cho các đối tượng xấu hoạt động.
![]() |
Chặn ứng dụng Telegram do không hợp tác theo quy định pháp luật |
Trước những vấn nạn nhức nhối, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đề nghị Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong việc hợp tác với cơ quan chức năng Việt Nam để xử lý thông tin vi phạm.
Trường hợp không hợp tác, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có quyền triển khai các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bên cạnh đó, Luật Viễn thông cũng nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông để chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội (khoản 1 Điều 9). Khi đó, các doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ thực hiện biện pháp ngăn chặn dịch vụ (điểm đ khoản 2 Điều 13).
Cục Viễn thông chỉ ra rằng, kể từ ngày 1/1/2025, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông xuyên biên giới trên Internet phải thực hiện thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, Telegram đã không chấp hành quy định này. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 4 Điều 9 Luật Viễn thông.
Tin liên quan
Tin khác

YouTube sắp tích hợp AI Veo 3 để tạo video Shorts từ văn bản

Automechanika TP. Hồ Chí Minh 2025: Nơi kết nối ngành công nghiệp ô tô toàn cầu

Tập đoàn Trump ra mắt điện thoại sản xuất tại Mỹ cùng mạng di động riêng

ANKER thu hồi hơn 1,1 triệu sạc dự phòng vì nguy cơ cháy nổ

Fujifilm X-E5 ra mắt: Cảm biến 40,2MP, chống rung 5 trục, quay 4K/60fps, giá từ 1.700 USD

NAPAS mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vị tại chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt 2025

OpenAI ra mắt o3-pro: Mô hình AI mới tối ưu cho các tác vụ phức tạp

Điện thoại giúp hộ kinh doanh dễ dàng xuất hóa đơn điện tử

Aescape - startup robot massage AI tạo doanh thu chục triệu USD chỉ sau 6 tháng
