Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

SHB vượt mốc vốn hóa 2 tỷ USD: Tăng tốc số hóa, mở rộng vị thế khu vực

Bình Minh
Bình Minh  - 
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường tài chính Việt Nam với những bước tiến ấn tượng cả về quy mô, hiệu quả hoạt động và chiến lược vươn tầm khu vực. Với vốn hóa vượt mốc 2 tỷ USD và nền tảng tài chính ngày càng vững chắc, SHB đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực trong tương lai gần.
aa
SHB vượt mốc vốn hóa 2 tỷ USD: Tăng tốc số hóa, mở rộng vị thế khu vực

SHB đang bứt phá trong kỷ nguyên số, vươn tầm ngân hàng khu vực

Tăng trưởng vững vàng, khẳng định vị thế

Tính đến giữa tháng 5/2025, vốn hóa thị trường của SHB đã chạm ngưỡng gần 54.900 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD). Cổ phiếu SHB hiện nằm trong rổ chỉ số VN30 là nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, với mức giá giao dịch ổn định quanh mốc 13.500 đồng/cp, tăng gần 40% so với đầu năm. Thanh khoản duy trì ở mức cao với khối lượng trung bình hơn 83 triệu cổ phiếu mỗi phiên, đặc biệt là dòng vốn ngoại liên tục mua ròng hàng chục triệu đơn vị, cho thấy niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng của ngân hàng này.

Vốn điều lệ hiện tại của SHB đạt hơn 40.658 tỷ đồng, nằm trong Top 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Trong năm 2025, ngân hàng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 45.942 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế 14.500 tỷ đồng - tăng 25% so với năm 2024. Đồng thời, SHB hướng tới mục tiêu tổng tài sản đạt 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026, một cột mốc chiến lược để mở rộng quy mô và năng lực cạnh tranh.

Việc SHB được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đánh giá ở mức “BB-” với triển vọng ổn định đã tiếp thêm niềm tin cho các nhà đầu tư. Fitch cũng xếp hạng năng lực độc lập của SHB ở mức “b+”, xếp SHB vào nhóm ngân hàng đầu ngành về độ vững chắc tài chính. Đây là lần đầu tiên SHB có xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thu hút vốn ngoại và tham gia sâu hơn vào thị trường tài chính quốc tế.

PGS. TS. Lê Hải Trung, chuyên gia ngân hàng nhận định: “SHB đang hội tụ các yếu tố cần thiết để bứt phá, từ năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động đến chiến lược chuyển đổi số toàn diện. Vốn hóa vượt 2 tỷ USD là cột mốc quan trọng, cho thấy SHB không còn đơn thuần là ngân hàng nội địa mà đang hướng tới mô hình ngân hàng khu vực”.

Chuyển đổi số toàn diện - Trụ cột cho tăng trưởng

Trong giai đoạn 2024-2028, SHB triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dựa trên bốn trụ cột: cải cách cơ chế và quy trình, nâng cao chất lượng nhân sự, lấy khách hàng làm trung tâm và hiện đại hóa công nghệ. Việc hợp tác với SAP Fioneer và Amazon Web Services (AWS) để phát triển mô hình “Ngân hàng Tương lai” (Bank of Future) đánh dấu bước ngoặt chiến lược, giúp SHB cải thiện toàn diện trải nghiệm khách hàng, nâng cao năng suất và tối ưu hóa quản trị dữ liệu.

Các sáng kiến số hóa sẽ giúp SHB tăng cường tự động hóa quy trình, số hóa hành trình khách hàng, triển khai các dịch vụ tài chính kỹ thuật số nâng cao và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng lõi. Đây là nền tảng quan trọng để ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng tệp khách hàng trong kỷ nguyên số.

Kết thúc quý I/2025, tổng tài sản của SHB đạt 790.742 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2024. Dư nợ tín dụng đạt 575.777 tỷ đồng, tăng 7,8%, tập trung vào các lĩnh vực then chốt như sản xuất, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo… Lợi nhuận trước thuế đạt gần 4.400 tỷ đồng - hoàn thành 30% kế hoạch cả năm.

Tỷ lệ an toàn vốn, nợ xấu và các chỉ tiêu tài chính được kiểm soát chặt chẽ, tạo nền tảng vững vàng để SHB duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững.

Không chỉ tập trung vào tăng trưởng quy mô, SHB còn thể hiện vai trò là “ngân hàng của cộng đồng” khi tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội và các hoạt động phát triển văn hóa - thể thao quốc gia.

Ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi như gói 11.000 tỷ đồng cho SMEs, gói 16.000 tỷ đồng cho người mua nhà, đồng thời kết hợp cung cấp các giải pháp phi tài chính như kết nối chuỗi giá trị, tư vấn quản trị và đào tạo doanh nghiệp. Đây là hướng đi đúng đắn để SHB không chỉ hỗ trợ vốn mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Trong 32 năm phát triển, SHB luôn đồng hành cùng các quyết sách lớn của đất nước: tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém, tài trợ cho các công trình hạ tầng trọng điểm, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

SHB đặt mục tiêu đến năm 2035 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, ngân hàng số được yêu thích nhất, và là định chế tài chính hàng đầu khu vực. Trong giai đoạn 2024–2028, ngân hàng sẽ tập trung vào ba trọng tâm: tăng hiệu quả, mở rộng dịch vụ bán lẻ và thúc đẩy tài chính xanh - bền vững. Cùng với đó là định hướng trở thành ngân hàng số dẫn đầu, tích hợp sâu trong hệ sinh thái tài chính - công nghệ - tiêu dùng.

Chuyên gia tài chính - TS. Đặng Minh Anh nhận định: “Chiến lược của SHB đang đi đúng hướng trong bối cảnh ngân hàng số và tài chính bền vững là xu thế toàn cầu. Việc song song đầu tư công nghệ, cải thiện chất lượng quản trị và bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia giúp SHB gia tăng giá trị nội tại và nâng cao uy tín quốc tế”.

Với nền tảng tài chính vững chắc, chiến lược phát triển rõ ràng và tầm nhìn dài hạn, SHB đang khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam và từng bước vươn mình ra khu vực. Những thành quả mà SHB đạt được không chỉ là kết quả của sự nỗ lực không ngừng mà còn là minh chứng cho cam kết đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, đổi mới và hội nhập sâu rộng.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

Citi dự báo giá vàng có thể giảm xuống dưới 3.000 USD sau quý 3 năm 2025

Citi dự báo giá vàng có thể giảm xuống dưới 3.000 USD sau quý 3 năm 2025

Citi đã hạ mục tiêu giá vàng ngắn hạn và dài hạn, dự kiến ​​giá kim loại quý này có thể giảm xuống dưới 3.000 USD/oz vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026, do nhu cầu đầu tư giảm và triển vọng tăng trưởng toàn cầu đang cải thiện.
BoJ giữ nguyên lãi suất và sẽ giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán

BoJ giữ nguyên lãi suất và sẽ giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản sau cuộc họp kéo dài hai ngày, đồng thời quyết định giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán từ năm 2026.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 17/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 17/6

Bạc xanh tăng nhẹ, thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng điểm hay giá vàng ổn định sau phiên giảm trước đó... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 17/6.
Mỹ chính thức giảm một số loại thuế với Vương quốc Anh khi đàm phán thương mại tiếp tục

Mỹ chính thức giảm một số loại thuế với Vương quốc Anh khi đàm phán thương mại tiếp tục

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một thỏa thuận chính thức cắt giảm một số loại thuế đối với hàng nhập khẩu từ Vương quốc Anh, trong bối cảnh hai nước tiếp tục đàm phán tiến tới một hiệp định thương mại toàn diện.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Đồng đô la tăng nhẹ, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng, giá vàng chạm 3.445 USD/oz - mức cao nhất trong hơn một tháng qua, khi thị trường lo ngại về xung đột Trung Đông… là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 16/6.
Thị trường cổ phiếu, tiền tệ vẫn bình lặng trước căng thẳng ở Trung Đông, giá vàng tăng nhẹ

Thị trường cổ phiếu, tiền tệ vẫn bình lặng trước căng thẳng ở Trung Đông, giá vàng tăng nhẹ

Thị trường chứng khoán châu Á vẫn giữ được bình tĩnh trong sáng thứ Hai (16/6), trong khi giá dầu tăng trở lại khi xung đột giữa Israel và Iran không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đồng USD cũng tăng nhẹ cùng giá vàng do nhu cầu trú ẩn an toàn.
Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách vào thứ Tư tuần tới, lần thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa hạ lãi suất lần thứ tám trong vòng một năm.
Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Tuần này, sự leo thang xung đột giữa Israel và Iran đã ngay lập tức tác động mạnh đến các thị trường tài chính quốc tế, với giá dầu thô tăng vọt, vàng leo lên sát mức kỷ lục, chứng khoán toàn cầu chao đảo trong tâm lý bất ổn. Dòng tiền cũng đã dịch chuyển sang các tài sản mang tính trú ẩn an toàn.
Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên thông điệp “kiên nhẫn chờ đợi” trong cuộc họp chính sách sắp tới vào thứ Tư, động thái này có thể khiến họ tiếp tục "va chạm" với Tổng thống Donald Trump.
Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Mặc dù thị trường lao động Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu và lạm phát tăng thấp hơn dự báo, song theo các nhà kinh tế, chừng đó vẫn chưa đủ để thuyết phục Fed giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra vào tuần tới.