Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Sống an nhiên tuổi xế chiều: Bí quyết vàng không thể bỏ qua

T.Giang
T.Giang  - 
Người trẻ thường chưa quan tâm đúng mức đến việc tiết kiệm cho tuổi già. Tuy nhiên, nếu hình thành thói quen quản lý tài chính ngay từ sớm, bạn hoàn toàn có thể an tâm tận hưởng cuộc sống thoải mái khi về hưu.
aa
Tuổi già an vui nhờ kế hoạch tài chính sớm Tiết kiệm thông minh cho tuổi già an nhàn

Các khảo sát gần đây cho thấy người cao tuổi tại Việt Nam không có bất kỳ khoản tích lũy nào để trang trải cho các nhu cầu cơ bản như chăm sóc y tế hay viện dưỡng lão. Đáng chú ý, báo cáo của Nielsen chỉ ra rằng dù 78% người trưởng thành Việt Nam có thói quen tích lũy từ tiền nhàn rỗi, nhưng phần lớn lại sử dụng số tiền này cho các mục đích cá nhân trước mắt thay vì ưu tiên tiết kiệm cho tuổi già.

Thực tế này cho thấy nhiều người đang không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tiết kiệm dài hạn. Một khoản tích lũy vững chắc sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực: giúp cuộc sống tuổi già trở nên thoải mái và an nhàn hơn với những chuyến du lịch, những buổi họp mặt gia đình mà không phải lo lắng về tài chính; đảm bảo khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi các bệnh tuổi già bắt đầu xuất hiện; đồng thời giảm bớt gánh nặng tài chính cho con cái. Hơn thế nữa, khi có nguồn tiết kiệm vững vàng, chính bản thân người cao tuổi còn có thể hỗ trợ con cháu trong những lúc khó khăn, góp phần gìn giữ hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, đừng chần chừ nữa mà áp dụng cấc phương pháp tiết kiệm thông minh để chuẩn bị tài chính vững vàng cho tuổi già.

Gửi tiết kiệm ngân hàng

Bước sang tuổi 60, nhiều người có thói quen dành hết tiền tiết kiệm để hỗ trợ con cái mua nhà, xe mà quên mất nhu cầu của chính mình. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến bản thân rơi vào tình thế khó khăn khi cần một khoản tiền lớn cho việc chữa bệnh hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Vì vậy, việc giữ lại một khoản tiền dự phòng cho bản thân là vô cùng cần thiết. Số tiền này đóng vai trò như một tấm lá chắn, giúp người cao tuổi có thể tự tin hơn trong cuộc sống và ứng phó với những tình huống bất ngờ. Cách thực hiện rất đơn giản: mỗi tháng trích ra 20-30% số tiền tiết kiệm để gửi vào tài khoản riêng với kỳ hạn dài (3-5 năm), ưu tiên các ngân hàng uy tín có lãi suất cao. Ví dụ: nếu có 1 tỷ đồng, nên dành riêng 300-500 triệu vào quỹ này. Khoản tiền này sẽ trở thành "lá chắn vàng" bảo vệ người cao tuổi trước các biến cố sức khỏe, đồng thời giúp con cái đỡ áp lực tài chính.

Tham gia bảo hiểm xã hội

Ngay từ khi còn trẻ, người cao tuổi nên tham gia bảo hiểm xã hội vì đây là một cách đơn giản để tiết kiệm cho tuổi già. Theo quy định hiện hành, người lao động sẽ đóng 10,5% mức lương cơ bản vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong khi doanh nghiệp sẽ đóng thêm 21,5%. Khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ), người lao động sẽ được nhận lương hưu tối đa bằng 75% mức bình quân thu nhập tháng trong thời gian đóng bảo hiểm. Mặc dù khoản tiền này có thể không lớn, nhưng trong hoàn cảnh không còn thu nhập hàng tháng khi về già, nó vẫn sẽ là nguồn hỗ trợ quan trọng.

Ngoài ra, đối với người lao động tự do hoặc không làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tham gia, người dân sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng, giúp đảm bảo cuộc sống ổn định khi về già. Ngoài ra, người hưởng lương hưu còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh lên đến 80-100%. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng giúp giảm gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội, nhất là khi tuổi cao sức yếu. Hình thức này còn linh hoạt trong mức đóng và phương thức đóng, cho phép người dân lựa chọn theo khả năng tài chính của mình. Đặc biệt, nhà nước hiện đang hỗ trợ một phần mức đóng cho người tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia.

Mua bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp tài chính giúp bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro không lường trước của người cao tuổi. Mặc dù chi phí mua bảo hiểm nhân thọ ở độ tuổi cao có thể cao hơn, nhưng đổi lại, người cao tuổi có thể an tâm hơn về tài chính, đặc biệt là khi gặp các vấn đề sức khỏe hay biến cố bất ngờ.

Ngoài ra, một số gói bảo hiểm nhân thọ hiện nay còn kết hợp quyền lợi chăm sóc y tế hoặc hỗ trợ chi phí nằm viện, giúp giảm gánh nặng tài chính cho con cháu. Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ không chỉ là sự chuẩn bị cho chính mình mà còn là cách thể hiện trách nhiệm và tình thương đối với gia đình. Vì vậy, dù ở độ tuổi nào, người cao tuổi vẫn nên cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

Hiện nay, một số ngân hàng lớn đã hợp tác với những công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu để triển khai các sản phẩm Bancassurance (Banca) đặc biệt dành cho người cao tuổi. Những sản phẩm này mang đến giải pháp tài chính toàn diện với 3 ưu điểm nổi bật bao gồm bảo vệ sức khỏe toàn diện thông qua các gói bảo hiểm chi trả viện phí cao; Đảm bảo an sinh tài chính với lãi suất tích lũy hấp dẫn 5-7%/năm cùng quyền lợi nhận lương hưu bổ sung; Tiện ích vượt trội khi có thể đăng ký dễ dàng tại quầy giao dịch ngân hàng với thủ tục đơn giản, miễn khám sức khỏe cho hợp đồng dưới 1 tỷ đồng và được hỗ trợ tư vấn 24/7. Đặc biệt, nhiều sản phẩm chỉ yêu cầu mức phí từ 500.000 đ/tháng nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi tai nạn, nằm viện đầy đủ, giúp người cao tuổi an tâm tận hưởng cuộc sống mà không lo lắng về rủi ro sức khỏe hay tài chính.

Bước sang tuổi 60, nhiều người nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống không nằm ở vật chất mà ở những trải nghiệm ý nghĩa. Thay vì sống quá khắt khe với bản thân, người cao tuổi cũng nên dành một phần tài chính để nuôi dưỡng niềm vui sống - đi du lịch, theo đuổi đam mê bị bỏ quên, hay đơn giản là mua sắm những món đồ khiến bản thân hạnh phúc. Đây không phải là lãng phí, mà là cách trân trọng những năm tháng quý giá còn lại. Một tuổi già hạnh phúc là khi bạn biết cân bằng giữa việc bảo toàn tài chính và nuôi dưỡng tâm hồn.

T.Giang

Tin liên quan

Tin khác

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Bẫy “nghỉ hưu bất động sản”

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ có nhà, họ có thể sống bằng tiền cho thuê nhà khi về già và như vậy sẽ không phải lo lắng về tuổi già. Nhưng thực tế là có rất nhiều cạm bẫy trong vấn đề nghỉ hưu bất động sản như vậy, đặc biệt là cái gọi là "tỷ lệ vàng". Nếu không đạt được, tiền thuê nhà thậm chí có thể không đủ để mua thuốc.
Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Đồng Nai: Hỗ trợ người cao tuổi vốn vay ưu đãi khởi nghiệp

Từ nay đến 2030, sẽ có khoảng 2.000 hộ gia đình có người cao tuổi tại tỉnh Đồng Nai sẽ được vay vốn ưu đãi lãi suất để khởi nghiệp, sản xuất – kinh doanh các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và lâm nghiệp.
Tiết kiệm thông minh cho tuổi già an nhàn

Tiết kiệm thông minh cho tuổi già an nhàn

Người cao tuổi sau khi nghỉ hưu đều mong muốn tự chủ tài chính thay vì phụ thuộc vào con cái. Vậy đâu thực sự là kế hoạch tài chính phù hợp và an toàn để có một tuổi già an vui?
Hỗ trợ tối đa người nhận lương hưu qua tài khoản

Hỗ trợ tối đa người nhận lương hưu qua tài khoản

Thông tin từ Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau ngày 1/9/2024 sẽ hoàn tất chi trả trực tiếp qua tài khoản ngân hàng cho người nhận lương hưu tại 20 tỉnh, thành phố sau khi đã hoàn thành tại 43 tỉnh, thành phố vào ngày 1/8 vừa qua.
Ngân hàng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt chi trả an sinh xã hội

Ngân hàng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt chi trả an sinh xã hội

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn về thực hiện chi trả an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt theo kế hoạch hành động của Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.
Chính sách tiền lương mới: làm sao để người hưởng lương hưu không bị thiệt

Chính sách tiền lương mới: làm sao để người hưởng lương hưu không bị thiệt

Khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 sẽ có những thay đổi đối với mức hưởng lương hưu thấp nhất mà người dân nhận được.
Khuyến khích nhận lương hưu, trợ cấp theo phương thức không dùng tiền mặt

Khuyến khích nhận lương hưu, trợ cấp theo phương thức không dùng tiền mặt

Ngày 10/4, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành văn bản chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội thành phố giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích phát triển người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các đơn vị trực thực.
Khi người cao tuổi tham gia vào xã hội không tiền mặt

Khi người cao tuổi tham gia vào xã hội không tiền mặt

LienVietPostBank không chỉ là ngân hàng tiên phong nghiên cứu và xây dựng sản phẩm đặc thù Tín dụng Hưu trí mà còn phát triển riêng cho khách hàng dòng Thẻ ATM Hưu trí với những chính sách ưu đãi và cơ chế tốt nhất hiện có trên thị trường, qua đó phát huy tối đa quyền lợi của người hưởng lương cũng như sự tiện dụng của tài khoản lương hưu.
Phát triển dịch vụ ngân hàng cho người cao tuổi

Phát triển dịch vụ ngân hàng cho người cao tuổi

Hệ thống ngân hàng ở các địa phương đang tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số các dịch vụ công. Tỷ lệ chi trả lương hưu và an sinh xã hội qua tài khoản ngân hàng đang tăng trưởng mạnh.
Ngân hàng đồng hành cùng người cao tuổi

Ngân hàng đồng hành cùng người cao tuổi

Theo một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, đa số người lớn tuổi đều muốn tự chủ hơn về cuộc sống, đặc biệt là khía cạnh tài chính. Vì vậy, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để người cao tuổi được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng dễ dàng với không ít ưu đãi.