Tăng quản trị rủi ro giữa khó khăn bủa vây
![]() |
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh |
NHNN vừa ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN (thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN) quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ông đánh giá thế nào về quy định mới này?
Tôi cho rằng việc NHNN ban hành Thông tư 11 là động thái tích cực, hướng tới thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện hiện nay, nhất là khi cả hệ thống ngân hàng đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Thông tư hướng dẫn khá đầy đủ, cụ thể, toàn diện các yêu cầu cũng như cách thức phân loại tài sản có hay khoản nợ của khách hàng cho đến mức trích, phương pháp trích lập, điều kiện sử dụng dự phòng đạt được hiệu quả cao nhất nhằm khắc phục những tài sản rủi ro… Quy định mới ra đời rất quan trọng, cần thiết trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại các ngân hàng.
Theo quy định mới tần suất phân loại nợ và trích lập dự phòng được tăng từ “tối thiểu hàng quý” lên “tối thiểu hàng tháng” sẽ tác động ra sao, thưa ông?
Theo Thông tư 11, ít nhất mỗi tháng một lần, trong vòng 7 ngày đầu tháng, ngân hàng phải tự phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng tương ứng và gửi kết quả cho CIC. CIC sẽ tổng hợp thông tin từ các ngân hàng và gửi cho ngân hàng danh sách khách hàng đang được xếp hạng theo nhóm nợ cao nhất trong vòng 3 ngày. Tiếp đó trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp, các ngân hàng phải căn cứ vào đó để điều chỉnh nhóm nợ của khách hàng.
Như vậy so với quy định trước đây thì tất cả thời gian đều giảm xuống. Tôi cho rằng việc này sẽ tạo thuận lợi hơn cho các ngân hàng khi tiết giảm thời gian xử lý thủ tục, nhưng vẫn có thể đảm bảo được hiệu quả chất lượng tín dụng nhờ ứng dụng và tận dụng tối đa công nghệ trong việc thu thập và xử lý thông tin.
Theo tôi biết, trên thực tế phần lớn các ngân hàng đã phân loại dư nợ và trích lập dự phòng theo tháng rồi. Quy định mới sẽ là cơ sở để đảm bảo cho việc toàn hệ thống có sự thống nhất trong việc áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau từ cách thức thu thập, xử lý thông tin đến các yêu cầu về đánh giá xếp hạng tín nhiệm, phân loại nợ… Không chỉ thuận lợi cho các ngân hàng mà cũng giúp cho cơ quan quản lý thuận tiện hơn trong đánh giá, kiểm tra đối với việc định giá các khoản nợ xấu của các TCTD để quá trình xử lý nợ xấu có kết quả.
Cùng với việc ban hành Thông tư 11, NHNN cũng đang đề nghị xây dựng luật về xử lý nợ xấu của TCTD, đồng thời xem xét sửa đổi, điều chỉnh Thông tư 01 và Thông tư 03 cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Quan điểm của ông về một loạt giải pháp đặt ra của NHNN?
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của NHNN cho biết, dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng, từ mức 1,69% ở cuối năm 2020 lên mức 1,78% cuối tháng 4/2021. Mặc dù theo Thông tư 03, các ngân hàng sẽ được trích lập số tiền dự phòng rủi ro bổ sung cho những khoản nợ được cơ cấu do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong thời gian 3 năm. Tuy nhiên khi nợ xấu càng nhiều, áp lực trích lập của các ngân hàng tất yếu cũng sẽ tăng tương ứng.
Hiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều nhà băng đã tăng lên mức kỷ lục, trong đó có nhiều ngân hàng đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%, có trường hợp lên tới trên 200%, thậm chí cao hơn. Quan sát báo cáo tài chính 6 tháng đã công bố của nhiều ngân hàng đều có thể thấy, cả ở khối NHTMNN và NHTMCP đều tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên tôi cho rằng mức tăng này vẫn chưa thể phản ánh được hết những rủi ro tiềm tàng mà cả hệ thống sẽ phải đối diện thời gian tới.
Vì vậy, việc NHNN đưa ra một loạt những bước đi như nêu trên cho thấy cơ quan quản lý đang vô cùng tích cực trong việc hoàn thiện và cập nhật các văn bản, quy định pháp lý để tạo điều kiện giúp ngân hàng ứng phó với khả năng tăng nợ xấu, giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay.
Với Thông tư 03, tôi cho rằng việc sửa đổi là rất cần thiết. Chính sách căn chỉnh phù hợp với thực trạng sẽ giúp cho các doanh nghiệp bớt gánh nặng, không chỉ trong thời gian dịch bùng phát mà còn có cơ sở để phục hồi sau dịch. Tất nhiên, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng chính sách sẽ phải có sự hài hoà, vẫn đảm bảo năng lực tài chính của từng TCTD cũng như toàn hệ thống.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

VND lên giá do những yếu tố nào?

Phòng ngừa gian lận, lừa đảo giao dịch điện tử: Nhận thức đúng, đủ

Đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi kinh tế

Minh bạch hoá lãi suất

Hỗ trợ nền kinh tế: Dư địa chính sách tiền tệ đã gần tới hạn

Tác động dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
