Thay đổi hướng sản xuất, giữ thế chủ động
![]() | Chung tay cùng vượt qua khó khăn |
![]() | Không thiếu hàng hóa đáp ứng cho thị trường |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá, một số trong các ngành hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam như thủy sản, rau quả… sẽ bị ảnh hưởng lớn từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang bùng phát toàn cầu. Trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đều giảm mạnh ở hầu hết các thị trường lớn từ trước đến nay của Việt Nam như Châu Âu (EU), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Và dự báo, tình hình khó khăn sẽ còn tiếp tục trong những tháng tiếp theo.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đến thời điểm này, doanh nghiệp ở các ngành hàng trên đã bắt đầu chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh. Một mặt chủ động ở thị trường xuất khẩu, có sự chuẩn bị để thích ứng với các biến động mạnh (về nhu cầu tiêu dùng, về sản phẩm mới, tiện lợi hơn so với truyền thống…). Mặt khác, tìm cách mở rộng thị phần ở thị trường nội địa để giữ ổn định sản xuất, kinh doanh.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) nhận định, đối với doanh nghiệp trong ngành, tác động của dịch bệnh đã bắt đầu khi rất nhiều doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu đã có thông báo chậm đơn hàng, điều chỉnh đơn hàng lại đến sau tháng 6/2020 mới bắt đầu mua hàng. Còn khó khăn trước mắt của doanh nghiệp là các hãng tàu biển vẫn đang ngưng vận chuyển hàng đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chủ yếu sang thị trường Trung Quốc thì hiện nay đang phải chịu gánh nặng chi phí lưu kho, chưa biết đến lúc nào mới giải tỏa.
Tuy vậy, cũng đã nhìn thấy được một hướng đi khác trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, đó là chuyển hướng sản xuất chế biến sản phẩm thủy sản (làm hàng đông lạnh, đồ hộp…). Sự chuyển đổi này hướng đến khách hàng ở các thị trường lớn (như Trung Quốc, Hàn Quốc) khi sau đợt đại dịch, họ sẽ có xu hướng chọn lựa thực phẩm đóng hộp, đông lạnh nhiều hơn hàng tươi sống.
Ngay với thị trường trong nước, theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sài Gòn (Saigon Food), trước đây sản phẩm của công ty là thủy hải sản, rau quả chế biến tiện lợi cho bữa ăn hàng ngày cho các gia đình Việt bận rộn. Nhưng hiện nay, trong một xu hướng tiêu dùng mới, nhất là trong tình hình dịch bệnh lan rộng, nhiều hộ gia đình muốn dự trữ ít thực phẩm sẽ chọn các loại cá tôm, thịt đóng hộp hay chế biến sẵn. Trong tuần qua, nhóm sản phẩm bán chạy nhất của Saigon Food là cháo, mì, phở ăn liền. Tiếp đến là nhóm sản phẩm đóng hộp như cá, các loại đậu, rồi đến các loại hải sản (cá ngừ, mực, nhuyễn thể, tôm…) đông lạnh; cùng với đó là nhóm thực phẩm từ thủy hải sản chế biến sẵn thành lẩu, súp, bún mắm…
Từ nhu cầu tăng mạnh đến trên 30% của thị trường, Saigon Food đã tăng cường sản xuất thêm nhóm thủy hải sản đông lạnh, có thể dự trữ được trên 6 tháng. Đặc biệt, từ nay đến thời điểm tháng 6/2020 là vào vụ thu hoạch tôm, các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu do giảm đơn hàng xuất khẩu, sẽ giảm sức mua (và cả giảm giá). Đây là cơ hội để doanh nghiệp chế biến thực phẩm tiêu thụ nội địa tận dụng nguồn nguyên liệu đồi dào, giá tốt để duy trì sản xuất, kinh doanh.
Trong các tủ đông tại hệ thống các siêu thị, nhóm sản phẩm rau, củ quả đông lạnh cũng đang là mặt hàng được ưa chuộng hơn bình thường. Đó là các túi khoai tây cắt lát, bắp hạt, các loại đậu hay hỗn hợp đậu và bắp đông lạnh.
Theo Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Lâm Đồng, đây là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường ASEAN và Đông Nam Á. Trước đây, lượng tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số lượng hàng xuất khẩu. Nay thị trường nhập khẩu ngưng trệ, doanh nghiệp sẽ tăng đưa hàng vào thị trường nội tiêu thụ, mặc dù người tiêu dùng trong nước ít sử dụng rau củ đông lạnh (chủ yếu ăn hàng tươi sống).
Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận khách hàng trẻ, bận rộn, ít có thời gian chế biến thực phẩm nên chọn hàng đông lạnh. Hướng đến nhóm khách hàng này, doanh nghiệp chế biến cũng tăng mạnh chủng lại sản phẩm, nâng cao chất lượng để giảm phụ thuộc quá nhiều vào một hay hai thị trường xuất khẩu.
Các tin khác

Vietnam Airlines và Pacific Airlines đồng hành cùng Năm Du lịch Quốc gia 2025

Thuế mới của Mỹ - động lực thúc đẩy Việt Nam khơi thông dòng vốn

Thủ tướng Chính phủ: FTA Index – Thước đo cho thực thi cam kết hội nhập

Đầu tư tài chính và kinh doanh hiệu quả, Manulife Việt Nam báo lãi lớn

Để doanh nghiệp được hoàn thuế nhanh chóng

Ngành dệt may cần tìm giải pháp ứng phó với thuế quan của Mỹ

Xu hướng chuyển dịch ngành dệt may
![[Infographic] Thị trường khởi sắc, doanh nghiệp thành lập mới tăng](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/320250406232842.png?rt=20250406232845?250406115602)
[Infographic] Thị trường khởi sắc, doanh nghiệp thành lập mới tăng

Tận dụng khủng hoảng để cải cách nội tại và thay đổi tư duy xuất khẩu

VCCI và AmCham đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam

Tôn mạ Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%

Các bước đi khẩn trương trong ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ

An ninh mạng thách thức doanh nghiệp Việt

Ngành gỗ Việt Nam trước thách thức thuế quan mới của Mỹ

Thích ứng và hợp tác để vượt qua cơn bão thuế quan
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
