Thí điểm cơ chế đặc thù về đầu tư công trình giao thông
Hạ tầng mở rộng tạo động lực cho thị trường bất động sản Vẫn lo thiếu cát làm đường cao tốc |
Góp phần gỡ nút thắt, tạo đột phá phát triển hạ tầng
Nhóm chính sách số 1 về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) (Điều 4): Đối với các dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Nhóm thứ 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương (Điều 5): Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.
Nhóm thứ 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương (Điều 6): Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.
Nhóm thứ 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7): Nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ. Nhà đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan về thuế, phí, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nhóm thứ 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2022 (Điều 8).
Đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) bày tỏ đồng tình với nội dung của dự thảo Nghị quyết. Riêng với nhóm chính sách liên quan đến cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2022, đại biểu đề nghị cần lưu ý các dự án trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhất là các tuyến đường vành đai đang triển khai hiện nay để đảm bảo các động lực có thể lan tỏa đến các vùng của đất nước.
Các dự án giao thông PPP gặp khó khăn chủ yếu là do cơ chế... |
Thanh quyết toán cũng cần đặc thù
Đóng góp về các vấn đề cần làm rõ trong dự thảo, đại biểu Đỗ Đức Hiển (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, nhóm Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương (Điều 6) quy định tiêu chí chưa rõ, đề nghị cần minh bạch hơn nội dung này. Bên cạnh đó, cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7), do Nghị quyết này có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025, nên đại biểu băn khoăn đến năm 2025, nếu những dự án chưa hoàn thành và cần tiếp tục khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thì liệu vẫn có thể áp dụng cơ chế đặc thù này hay không? Theo đại biểu Đỗ Đức Hiển, riêng đối với các dự án khai thác mỏ khoáng sản thì được thực hiện cơ chế đặc thù đến hết thời gian dự án.
Cũng cho ý kiến về nhóm Chính sách số 3, đại biểu Ngô Trung Thành (Đắc Lắk) cho biết, mặc dù cho phép địa phương thực hiện dự án có đường cao tốc đi qua nhưng dự thảo Nghị quyết lại quy định: Thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành. Theo đại biểu, cho phép thực hiện đặc thù nhưng vẫn thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành là không khả thi, do vậy cần bổ sung cơ chế đặc thù trong thanh quyết toán các dự án này.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, cần xem xét tới năng lực tổ chức thực hiện, tính đồng bộ, hiệu quả, có sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương trong quá trình triển khai nhóm Chính sách số 3 này.
Về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có các giải pháp phù hợp hơn nữa nhằm bảo đảm tiến độ cho các dự án. Bên cạnh đó, ngoài các nhà thầu, Chính phủ có đề xuất bổ sung đối tượng áp dụng cơ chế này cho các nhà đầu tư, do đó đề nghị bổ sung, làm rõ sự cần thiết áp dụng cơ chế này đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án.
Về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức PPP, Ủy ban Kinh tế nêu ý kiến, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy các dự án giao thông PPP gặp khó khăn nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách của Nhà nước thiếu ổn định, chưa có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư một cách thỏa đáng... dẫn đến các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan ngại việc đầu tư. Do đó, đề xuất này của Chính phủ sẽ chưa xử lý triệt để được những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm hiệu quả của chính sách đề xuất.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến không tán thành với các đề xuất của Chính phủ do việc triển khai các quy định này chưa rõ về kết quả tích cực cũng như có thể dẫn đến hệ lụy tiêu cực. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ, cụ thể hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách Nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.