Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tiền triều Tiền Lê (980 - 1009) - Kỳ I

#tranlam
#tranlam  - 
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại. Triều đình đưa Đinh Toàn lên nối ngôi khi mới 6 tuổi. Năm 980, trước họa xâm lăng của nhà Tống, được sự ủng hộ và suy tôn của Dương Thái Hậu (mẹ của Đinh Toàn) và theo đề nghị của Phạm Cự Lạng, Lê Hoàn ...
aa
Tiền triều Tiền Lê (980 - 1009) - Kỳ I

Bối cảnh lịch sử

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại. Triều đình đưa Đinh Toàn lên nối ngôi khi mới 6 tuổi. Năm 980, trước họa xâm lăng của nhà Tống, được sự ủng hộ và suy tôn của Dương Thái Hậu (mẹ của Đinh Toàn) và theo đề nghị của Phạm Cự Lạng, Lê Hoàn* lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thiên Phúc, lập ra triều Tiền Lê, vẫn dùng quốc hiệu Đại Cồ Việt. Triều Tiền Lê tồn tại 29 năm, truyền được 3 đời vua là Lê Đại Hành, Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Lê Đại Hành ở ngôi được 25 năm (980-1005), đặt ba niên hiệu: Thiên Phúc (980 - 988); Hưng Thống (989 - 994) và Ứng Thiên (994 -1005). Năm Ứng Thiên thứ 12 (1005) Lê Hoàn mất, con trai thứ là Lê Long Việt nối ngôi, tức vua Lê Trung Tông, nhưng bị anh trai Lê Long Đĩnh giết. Lê Long Đĩnh lên ngôi vẫn sử dụng niên hiệu Ứng Thiên, sau đổi thành Cảnh Thụy (1008 - 1009).

* Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu (941). Hiện nay còn có nhiều ý kiến về quê quán của Lê Hoàn. Xu hướng chung đều cho rằng quê gốc của Lê Hoàn ở Trường Châu (Ninh Bình). Đến đời ông nội là Lê Lộc dời đến ở Bảo Thái, Thanh Liêm (Hà Nam). Lê Hoàn sinh ra và lớn lên ở Ái Châu (Thanh Hóa)Thời Đinh Tiên Hoàng Đế, Lê Hoàn giữ chức Thập đạo tướng quân – đứng đầu lực lượng vũ trang.

Triều Tiền Lê vẫn duy trì chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, ban hành nhiều chính sách để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, đào vét kênh mương phục vụ việc lưu thông và sản xuất… Sự khuyến khích của nhà nước và sự nỗ lực của nhân dân, làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Các ngành nghề thủ công nghiệp cũng được mở rộng với trình độ kỹ thuật ngày càng nâng cao. Việc trao đổi buôn bán diễn ra thường xuyên hơn, kể cả việc giao thương với các nước láng giềng càng thúc đẩy cho việc lưu thông tiền tệ trên quy mô lớn hơn...

Đón đọc kỳ II: Tiền đời vua Lê Đại Hành (980-1005)

--

Nguồn: Tác phẩm: ''Lịch sử Đồng tiền Việt Nam'' của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biên tập: Mạnh - Thắng | Đồ họa: Văn Lâm

#tranlam

Tin liên quan

Tin khác

Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ V: Tiền đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369) - Phần I

Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ V: Tiền đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369) - Phần I

Năm 1341, vua Trần Hiến Tông mất sớm, không có con, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông phải lập người em của vua Trần Hiến Tông là Trần Hạo (tức vua Trần Dụ Tông) mới 5 tuổi lên ngôi. Vua Trần Dụ Tông tại vị 28 năm, có 2 niên hiệu là Thiệu Phong (1341 - 1357) và Đại Trị (1358 - 1369) và đều cho đúc tiền mang các niên hiệu đó.
Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ IV: Tiền đời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)

Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ IV: Tiền đời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)

Năm 1314, vua Trần Anh Tông nhường ngôi cho Thái tử Mạnh (tức Vua Trần Minh Tông). Vua Trần Minh Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Đại Khánh (1314-1323)...
Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ III: Tiền đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278)

Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ III: Tiền đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278)

Năm 1258, Trần Thái Tông lên làm Thái Thượng Hoàng, nhường ngôi cho con trai trưởng là Trần Hoảng (tức Vua Trần Thánh Tông)...
Tiền triều Tiền Lê (980 - 1009) - Kỳ II: Tiền đời vua Lê Đại Hành (980-1005)

Tiền triều Tiền Lê (980 - 1009) - Kỳ II: Tiền đời vua Lê Đại Hành (980-1005)

Trong thời gian tại vị, Vua Lê Đại Hành đã cho đúc tiền Thiên Phúc trấn bảo lần đầu tiên vào năm 984. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Giáp Thân, [Thiên Phúc] năm thứ 5 [984],... Mùa xuân, tháng 2, đúc tiền Thiên Phúc”...
Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ II: Tiền đời vua Trần Thái Tông (1225-1258)

Tiền triều Trần (1225-1400) - Kỳ II: Tiền đời vua Trần Thái Tông (1225-1258)

Vua Trần Cảnh lên ngôi tháng 12 năm Ất Dậu (1225), sau khi mất, miếu hiệu là Thái Tông. Vua Trần Thái Tông tại vị 33 năm, đặt 3 niên hiệu: Kiến Trung (1225-1231), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258).
Tiền triều Trần (1225 - 1400) - Kỳ I

Tiền triều Trần (1225 - 1400) - Kỳ I

Năm 1211, Thái tử Lý Sảm lên ngôi (tức vua Lý Huệ Tông). Do bệnh tình liên miên nên phần lớn triều chính được giao cho Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ. Vua Lý Huệ Tông chỉ có hai con gái, trưởng nữ là Thuận Thiên công chúa, thứ nữ là Chiêu Thánh công chúa (tức Lý Phật Kim).
Tiền Triều Lý (1010 - 1225)

Tiền Triều Lý (1010 - 1225)

Tiền triều Lý được đúc khá nhiều loại, có phong cách khác với tiền đồng hai triều đại trước. Chữ trên mặt tiền đúc theo kiểu Khải thư, đọc chéo hay đọc vòng...
Tiền triều Đinh (970-980)

Tiền triều Đinh (970-980)

Sự ra đời của đồng tiền Thái Bình hưng bảo là một trong những tiêu chí, góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc...
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Quy định mới về quản lý seri tiền mới in của NHNN

Quy định mới về quản lý seri tiền mới in của NHNN

NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in của NHNN. Thông tư này quy định việc quản lý seri tiền mới in đối với các loại tiền giấy của NHNN được thực hiện từ khi cấp vần seri, sử dụng vần seri trong quá trình in tiền cho đến khi tiền mới in được phát hành vào lưu thông.