Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp thêm nghị lực cho học sinh vùng khó khăn
Tín dụng chính sách - kênh tài chính quan trọng Tín dụng chính sách xã hội: Chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách Hiệu quả tín dụng ưu đãi tại miền biên giới |
![]() |
Bà Bô Xà Bon và con gái (bên trái) nhận vốn vay tại Điểm giao dịch xã |
Giống như nhiều hộ là người dân tộc Khmer sinh sống tại ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, hoàn cảnh gia đình bà Bô Xà Bon còn khá khó khăn. Mặc dù làm lụng vất vả nhưng khi có 2 con đi học đại học, gia đình bà rất lo lắng vì không có tiền cho con trang trải học tập. May mắn, gia đình bà được các hội đoàn thể địa phương giới thiệu tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Biên cho vay 40 triệu đồng.
“Nhờ vay vốn NHCSXH để đóng tiền cho hai đứa học tập mà cả gia đình tôi rất vui. Mong rằng, các con học tập và phấn đấu sau này sẽ thoát khỏi cảnh đói nghèo”, bà Bon chia sẻ.
Cũng tại ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, gia đình ông Nguyễn Phong Trần thuộc hộ khó khăn. Cuộc sống của gia đình ông chủ yếu dựa vào việc đi làm thuê, làm mướn, ngoài ra ông cũng chăn nuôi thêm đàn lợn, nhưng thu nhập không đủ để lo cho 2 con đi học tại trường Trung cấp y tế tỉnh Tây Ninh. Được NHCSXH huyện Tân Biên cho vay 52,5 triệu đồng để cho con thực hiện ước mơ trở thành nhân viên y tế trong tương lai, gia đình ông Trần như bớt đi nỗi lo.
Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đến nay đã tròn 16 năm, giúp cho hàng triệu sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, thực hiện tiếp ước mơ học tập. Chương trình tín dụng có giá trị nhân văn sâu sắc này cũng được điều chỉnh bổ sung, lần gần nhất là ngày 23/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Cụ thể, hiện nay mức vốn cho vay tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
![]() |
Đối tượng được vay vốn theo chương trình là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật, hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc NHCSXH chi nhánh Tây Ninh cho biết, thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, trong những năm qua, chương trình đã trở thành người bạn đồng hành, hỗ trợ kịp thời cho các em vững bước theo đuổi ước mơ, hoài bão học tập của mình, tạo dựng tương lai, đóng góp tích cực trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.
Tính đến ngày 31/8/2023, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh dư nợ cho vay đạt gần 487,1 tỷ đồng với 10.332 hộ gia đình đang dư nợ theo chương trình. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, cho vay đạt 39,4 tỷ đồng, với 676 lượt hộ gia đình được vay vốn.
Để nguồn vốn tiếp tục phát huy hiệu quả, NHCSXH chi nhánh Tây Ninh tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền, nắm bắt thông tin, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được nhanh chóng và kịp thời giải ngân.
Các tin khác

Nông nghiệp tháng 11: Khai thác thủy sản giảm nhẹ, chăn nuôi gặp khó khăn

Xuất khẩu tôm hùm gặp khó

Chọn lọc cho vay nông nghiệp công nghệ cao

Doanh thu kỷ lục từ bán hàng nông sản

Xuất khẩu quế đối mặt nhiều thách thức

Nhiều dư địa cho ngành nuôi biển Việt Nam

Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã xanh, bền vững

Tiếp lửa tín dụng chính sách miền nắng gió

58.000 tỷ đồng đầu tư cho cảng cá và khu tránh bão cho tàu cá

Khánh Hòa tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lâm Đồng: Tín hiệu vui từ chuyển đổi cây trồng

Xuất khẩu rau quả nỗ lực về đích

Hà Tĩnh: Đến năm 2025, phấn đấu có 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Gia Lai: Diện tích trồng cây ăn quả, rau và hoa tăng mạnh

Nhiều ưu đãi cho chuỗi liên kết nông nghiệp

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
