Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng trung hạn và thu hút FDI lớn
Đó là khẳng định của bà Michele Wee, Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tại buổi chia sẻ về báo cáo nghiên cứu toàn cầu diễn ra mới đây tại TP. Hồ Chí Minh.
Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng trung hạn và thu hút FDI lớn. |
Theo bà Michele Wee, Việt Nam với triển vọng trung hạn có tiềm năng tăng trưởng và thu hút FDI lớn. Là ngân hàng nước ngoài hàng đầu hiện diện tại Việt Nam trong 120 năm qua, Standard Chartered Bank tự hào khi tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp qua những kiến thức và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các khách hàng và đối tác trên hành trình phía trước. Đây là một trong những nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc hỗ trợ sự phát triển bền vững của Việt Nam và thúc đẩy môi trường kinh doanh thịnh vượng tại nơi đây.
Trước đó, ngân hàng Standard Chartered Bank đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Hiệp Hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham) tổ chức tọa đàm về tổng quan kinh tế Việt Nam tại Hà Nội. Sự kiện đã thu hút rất nhiều các khách hàng quan trọng của Standard Chartered cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mang đến những chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia kinh tế của ngân hàng nhằm đưa ra những quan điểm định hướng nền kinh tế năng động của Việt Nam và nắm bắt tận dụng các tiềm năng.
Chuyên gia kinh tế của ngân hàng Standard Chartered đưa ra những phân tích chuyên sâu về các chỉ số tăng trưởng, những gián đoạn tiềm ẩn và lộ trình của Chính phủ.
Theo ông Edward Lee, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực ASEAN và Nam Á, ngân hàng Standard Chartered cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn tiếp tục đối mặt với những thách thức. Lạm phát đã ở mức vừa phải nhưng vẫn cao hơn mức trung bình trước giai đoạn đại dịch Covid. Chính sách tiền tệ toàn cầu thắt chặt tiếp tục là áp lực cho tăng trưởng. Thương mại toàn cầu được dự báo chạm đáy nhưng dự kiến sẽ không có sự phục hồi mạnh mẽ.
Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, ngân hàng Standard Chartered Bank dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm 2024 (dự báo đạt 6,2% trong nửa đầu năm và 6,9% trong nửa cuối năm). Nhất là xuất nhập khẩu đang bắt đầu phục hồi, mặc dù thương mại điện tử vẫn chưa thấy tín hiệu phục hồi rõ ràng.
Vì vậy, để duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, ông Tim Leelahaphan khuyến cáo Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng và giảm lượng khí thải các bon.