Vốn ngân hàng thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm
Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững Vốn ngân hàng giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững |
Nhiều tỷ phú tôm hùm nhờ vốn Agribank
Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi ra đầm Cù Mông, thuộc thị xã Sông Cầu – “thủ phủ” nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên. Đứng trên bờ phóng tầm mắt ra đầm với khoảng rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dày đặc lồng bè nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển của tỉnh Phú Yên hình thành từ năm 1990 và đến nay phát triển khá mạnh với hơn 100.000 ô lồng trên diện tích khoảng 1.500 ha mặt nước. Trong đó, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm và cá biển.
Có thể nói nghề nuôi trồng thủy sản trên biển tại địa bàn Phú Yên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, mà còn góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản tỉnh nhà. Nhiều ngư dân ở vùng bãi ngang đều thừa nhận sau hơn 30 năm phát triển, chính con tôm đã làm thay đổi cuộc sống của bao người và giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu chính đáng. Điển hình như gia đình ông Phạm Phúc ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh, trước năm 1993 rất khó khăn, phải xin ở đậu trên đất người khác. Để mưu sinh, hằng ngày ông Phúc giăng lưới bắt cá và đi bạn cho tàu giã cào. Do đó, cuộc sống của gia đình vẫn trong vòng lẩn quẩn của cái đói, cái nghèo.
Mãi đến khi ông tiếp cận nguồn vốn 30 triệu đồng từ tổ vay vốn của Agribank khởi nghiệp nuôi tôm hùm thì cuộc sống gia đình mới đổi thay. Nhờ cần cù chịu khó, nuôi tôm có hiệu quả, cùng với sự tiếp sức kịp thời từ nguồn vốn của Agribank, ông ngày càng mở rộng lồng nuôi tôm. Cho đến nay, quy mô nuôi tôm hùm của gia đình ông xếp vào hạng nhất nhì xã Xuân Cảnh, với gần 300 ô lồng nuôi thương phẩm và 100 ô lồng ương tôm con.
![]() |
Thời gian qua, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm hùm |
![]() |
Nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển của tỉnh Phú Yên phát triển khá mạnh |
Ông Phúc cho biết, với cách nuôi cuốn chiếu, ông thu hoạch tôm hùm quanh năm. Mỗi năm trung bình ông xuất bán từ 9-10 tấn tôm thịt và 3-4 tấn cá bớp, doanh thu hàng tỷ đồng. Hiện ông còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động, bình quân thu nhập 8 triệu đồng/người.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Quang hiện cũng là một trong những người nuôi tôm hùm quy mô lớn ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh. Sau 27 năm, đến nay, ông đã phát triển khoảng 250 ô lồng nuôi tôm hùm thịt. Mỗi năm ông xuất 2-3 lứa, mỗi lứa 4-5 tấn tôm hùm. Những năm ông lãi nhất “bỏ túi” từ 3-4 tỷ đồng, còn trung bình là khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Quang cho biết, gia đình ông có cơ ngơi như hôm nay là nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ vốn vay của Agribank từ quãng thời gian khởi nghiệp cho đến hiện tại.
Nghề nuôi tôm hùm đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn bởi thời gian nuôi kéo dài từ 12-13 tháng đối với tôm hùm xanh và khoảng 18-20 tháng đối với tôm hùm bông. Một lồng tôm hùm xanh khoảng 200 con từ khi nuôi đến khi thu hoạch mất khoảng trên dưới 30 triệu đồng, chưa kể chi phí làm lồng và công lao động nuôi. Do đó, nếu người nuôi không có vốn ngân hàng hỗ trợ thì khó phát triển quy mô lớn.
Ưu tiên cho vay lĩnh vực thủy sản
Ông Lê Văn Thịnh, Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Phú Yên cho biết, những năm qua ngân hàng luôn tạo điều kiện cho vay để bà con phát triển thủy sản, nhất là nghề nuôi tôm hùm trên toàn tỉnh dựa trên thế mạnh của kinh tế địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho người nuôi, Agribank Phú Yên phối hợp với chính quyền các xã, các hội, đoàn thể cơ sở trên địa bàn thị xã Sông Cầu lập danh sách hộ nuôi có nhu cầu vay vốn và phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thẩm định, giải ngân kịp thời.
Theo ông Thịnh, mỗi năm Agribank Phú Yên cung cấp vốn vay lĩnh vực thủy sản với dư nợ chiếm khoảng 14%, trong đó tại địa bàn thị xã Sông Cầu chiếm 70% tổng dư nợ. Và nhờ nguồn vốn này, nhiều ngư dân đã làm ăn hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng. "Thông thường, bà con khi vào vụ nuôi tôm sẽ đi vay vốn, nhưng đến khi thu hoạch lại là khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Agribank. Do đó, giữa Agribank và bà con thị xã Sông Cầu có mối quan hệ gắn bó, cam kết lâu dài với nhau. Chính vì vậy, những lúc xảy ra thiệt hại nặng nề về thiên tai, dịch bệnh, Agribank vẫn hỗ trợ tối đa cho vay, giúp nhanh chóng khôi phục sản xuất", ông Thịnh chia sẻ thêm.
Theo Agribank Phú Yên, thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều người nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do đầu ra tiêu thụ chậm, Agribank đã hạ lãi suất cho vay xuống từ 0,5-1,5%/năm cho các khách hàng trên toàn tỉnh, trong đó tại thị xã Sông Cầu có 131 khách hàng. Bên cạnh đó, 472 khách hàng tại thị xã được cho vay mới để khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19 với tổng số tiền gần 110 tỷ đồng.
Các tin khác

Chọn lọc cho vay nông nghiệp công nghệ cao

Doanh thu kỷ lục từ bán hàng nông sản

Xuất khẩu quế đối mặt nhiều thách thức

Nhiều dư địa cho ngành nuôi biển Việt Nam

Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã xanh, bền vững

Tiếp lửa tín dụng chính sách miền nắng gió

58.000 tỷ đồng đầu tư cho cảng cá và khu tránh bão cho tàu cá

Khánh Hòa tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lâm Đồng: Tín hiệu vui từ chuyển đổi cây trồng

Xuất khẩu rau quả nỗ lực về đích

Hà Tĩnh: Đến năm 2025, phấn đấu có 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Gia Lai: Diện tích trồng cây ăn quả, rau và hoa tăng mạnh

Nhiều ưu đãi cho chuỗi liên kết nông nghiệp

Ngành nông lâm thủy sản của Thủ đô xuất khẩu đạt 1,345 tỷ USD

JICA hỗ trợ xây dựng kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
