Các nhà kinh tế thống nhất: Thuế quan của Trump không giúp nền kinh tế
![]() | Nguy cơ về một cuộc chiến thương mại Mỹ - EU |
![]() | Cuộc "khẩu chiến" về thương mại đang nóng |
![]() | Trump áp đặt thuế thép và nhôm, nhưng miễn cho Canada, Mexico |
![]() |
Theo đó, tất cả 104 nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Reuters từ ngày 5/3 đến 13/3 cho biết, Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp diễn ra vào tuần tới, và sẽ tăng thêm 3 lần nữa trong năm nay do thị trường lao động vững chắc củng cố sự lạc quan. Còn nhớ tại cuộc khảo sát được thực hiện trước đó một vài tuần, các nhà kinh tế dự báo Fed chỉ tăng lãi suất thêm 2 lần sau lần tăng vào tháng 3.
Liên quan tới việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế nhập khẩu 25% với thép và 10% với nhôm vào thứ Năm tuần trước, gần 90% trong số 71 người được hỏi cho biết họ quan ngại động thái này của ông Trump sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại rộng lớn, trong đó gần 1/3 nói rằng họ “rất quan ngại”.
“Đây không phải là điều mới. Chúng ta đã từng nhìn thấy những cuộc chiến thương mại qua lại trong quá khứ. Nhưng lần này có sự khác biệt đó là sự cố chấp và có cảm giác rằng chúng ta mới chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng trôi chủ nghĩa bảo hộ”, Ethan Harris – trưởng bộ phận kinh tế toàn cầu tại Bank of America Merrill Lynch nói.
Theo ông, rủi ro lớn nhất ở đây chính là sự trượt dài vào các hành đồng bảo hộ khi không có dấu hiệu nào cho thấy có điều gì ngăn trở chủ nghĩa bảo hộ với tần suất các đề xuất (áp thuế) mới đang gia tăng. “Sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu không có một số biện pháp trả đũa theo thời gian từ các đối tác thương mại chính”, vị này cho biết.
Gần 80% trong số 60 nhà kinh tế trả lời câu hỏi về việc áp thuế của Mỹ cho biết, chúng sẽ gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích, trong khi số còn lại nói chúng sẽ không làm gì cả hoặc rất ít. Không có một nhà kinh tế nào nói rằng thuế quan sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Các mức thuế nhập khẩu có thể sẽ bị trả đũa bởi các đối tác thương mại của Mỹ và sẽ “bỏ lỡ mục tiêu” vì Trung Quốc hầu như không nằm trong phạm vi. Chúng có khả năng làm suy yếu đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, Stefan Koopman - nhà kinh tế thị trường tại Rabobank nhận định.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên mức cao nhất kể từ năm 2011, nhưng cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới sẽ dễ bị tổn thương do tranh chấp thương mại sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu.
Trong khi quyết định của Trump có ít tác động đối với giá cổ phiếu thế giới – ghi nhận một đợt tăng giá kéo dài nhất trong 9 năm vào thứ Sáu - đồng đôla Mỹ đã mở rộng đà giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Một cuộc thăm dò riêng của Reuters với các chiến lược gia ngoại hối cho thấy, điều đó (sự suy yếu của đồng USD) sẽ tiếp tục trong năm nay.
Cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy, Fed sẽ tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản lên 1,50 – 1,75% tại cuộc họp ngày 20-21/3 và lặp lại điều đó thêm 3 lần nữa, mỗi quý một lần, đưa lãi suất cơ bản lên 2,25- 2,50% vào cuối năm 2018. Có nghĩa Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần, cao hơn so với kết quả đưa ra trong cuộc thăm dò được thực hiện tháng trước cũng như dự kiến của Fed là chỉ tăng 3 lần trong năm nay.
“Xét tất cả các yêu tố, từ dữ liệu kinh tế cho tới yếu tố lịch sử, đều cho thấy việc thực hiện một lần tăng lãi suất khác tại cuộc họp của FOMC diễn ra vào tuần sau là gần như chắc chắn”, Jim O'Sullivan - kinh tế gia trưởng của High Frequency Economics cho biết. Theo ông, điều khiến giới chuyên môn tranh luận là tốc độ tăng lãi suất trong năm nay.
Những kỳ vọng gần đây đi kèm với một cái nhìn lạc quan hơn về tăng trưởng và lạm phát. Cụ thể, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số giá PCE lõi, được dự báo đạt được mục tiêu 2% của Fed trong quý 3 và tăng nhẹ lên trên mục tiêu vào năm sau.
PCE lõi trung bình cả năm cho năm 2018 được dự báo là 1,8% và sau đó là 2,1% trong năm tới. Trong khi tăng trưởng kinh tế được dự báo đạt tốc độ hàng năm là 2,5-3,0% mỗi quý trong năm nay, so với 2,5-2,7% như dự báo đưa ra hôi tháng Hai. Dự báo tăng trưởng bình quân cả năm là 2,8% vào năm 2018 và 2,4% trong năm kế tiếp, cao hơn so với mức 2,7% và 2,2% như dự báo trước đó.
Mặc dù hầu hết các nhà kinh tế cho biết, gói kích thích tài chính từ cắt giảm thuế và chi tiêu bổ sung sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong năm nay, tuy nhiên họ đang bị chia rẽ với nhận định rằng điều đó sẽ làm cho cuộc suy thoái tiếp theo đến gần hơn.
34 trong số 58 nhà kinh tế cho biết họ không quan tâm; nhưng 27 người nói rằng họ quan tâm, trong đó có 4 người cho biết họ rất quan tâm tới thời điểm kích thích ở giai đoạn phục hồi đã hồi phục.
Xác suất trung vị về một cuộc suy thoái trong năm tới là 13%, tăng nhẹ từ mức 10% trong cuộc thăm dò vào tháng 11.
“Rủi ro đối với việc kích thích trong thời điểm hiện nay là nó đẩy bạn gần hơn tới cuối chu kỳ kinh doanh nhanh hơn. Điều quan ngại là bạn có ít công cụ để đối phó với cuộc suy thoái tiếp theo và chúng tôi biết đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi nó xảy ra”, Harris của BofAML nói.
“Nếu chúng ta đi vào tình trạng suy thoái với mức thâm hụt ngân sách rất lớn thì sẽ rất khó đáp ứng với việc cắt giảm thuế mới và tăng chi tiêu. Vì vậy, bạn đang vung phí đạn dược của mình tại một thời điểm mà bạn không cần”.
Các tin khác

Có nên sử dụng đồng yên làm đòn bẩy để hạ giá USD?

ECB sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trước rủi ro từ thuế quan

Giá dầu bật tăng nhờ lệnh trừng phạt Iran và cam kết cắt giảm từ OPEC

NHTW Canada tạm dừng giảm lãi suất

Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất giữa lo ngại suy thoái toàn cầu và đồng won lao dốc

Phát biểu của Chủ tịch Fed khiến nhiều cổ phiếu tiếp tục "loay hoay" tìm lối thoát

Chủ tịch Fed phát tín hiệu chưa sớm giảm lãi suất

Ông Trump tuyên bố "tiến triển lớn" khi bất ngờ tham gia đàm phán thuế quan với Nhật Bản

Giá vàng tăng sốc từ nhiệm kỳ hai của ông Trump

Đồng USD tiếp tục giảm, rơi xuống sát đáy 3 năm

Lạm phát hạ nhiệt có khiến NHTW Canada giảm lãi suất?

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,4% trong quý đầu năm

Thị trường hàng hóa: Diễn biến trầm lắng

Thống đốc NHTW Nhật phát tín hiệu có thể tạm dừng tăng lãi suất

Đồng USD vẫn giao dịch gần mức đáy 3 năm
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
