Cán bộ, công chức đã nghỉ hưu vẫn bị xử lý nếu bị tố cáo
Hoàn thiện các quy định, xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính | |
Quốc hội thảo luận về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo | |
Tăng cường công khai minh bạch để phòng, chống tham nhũng |
Sáng nay (8/11), Quốc hội đã họp tại hội trường nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án này. Sau đó quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nhiều ý kiến đồng tình với việc bổ sung hình thức tố cáo qua email, điện thoại hay giải quyết tố cáo với hành vi vi phạm của người nay đã về hưu.
Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Chính phủ, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan đã tích cực nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật với nhiều nội dung quan trọng như: làm rõ hơn khái niệm “tố cáo”; hình thức, thời hiệu tố cáo; tố cáo nặc danh và nhiều nội dung khác. Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo Luật và cho rằng, dự thảo Luật cơ bản đã cụ thể hóa được quy định mới của Hiến pháp về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh những điểm tích cực của dự thảo Luật, nhiều ý kiến cho rằng, đây là dự án Luật quan trọng, có tính chất phức tạp nên cần được nghiên cứu sâu thêm, có lý giải thuyết phục để có thể giải quyết một cách hợp lý các vấn đề vướng mắc của thực tiễn đang đặt ra. Đặc biệt là cần chú trọng việc thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tố cáo. Những nội dung mới đã được chỉnh lý, hoàn thiện thêm một bước nhưng vẫn còn có ý kiến khác nhau cần phải được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, bảo đảm tính khả thi để sau khi Luật ban hành việc tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
Về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nay đã nghỉ hưu, báo cáo của Chính phủ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật theo hướng không quy định về việc tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đã nghỉ hưu (nguyên là cán bộ, công chức, viên chức).
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật cho rằng, khi thấy có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, người tố cáo báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tiếp diễn, khắc phục các hậu quả của hành vi vi phạm và cuối cùng mới là xử lý đối với người vi phạm (người bị tố cáo). Vì vậy, khi tiếp nhận tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ, công vụ bất kể người có hành vi vi phạm còn đang đương chức hay đã nghỉ hưu, chuyển công tác khác thì cơ quan có thẩm quyền đều có trách nhiệm xem xét, thụ lý và giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo và pháp luật có liên quan.
Do đó, tuy không cần ghi ngay tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh nhưng việc quy định rõ trong Luật này về thẩm quyền xem xét, giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay không còn là cán bộ, công chức, viên chức như đã thể hiện tại khoản 4 Điều 12 của dự thảo Luật là phù hợp.
"Đây là nội dung bổ sung rất quan trọng và kịp thời, tạo cơ sở pháp lý để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng có hành vi vi phạm pháp luật khi còn đương chức; góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết.
Thảo luận về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội cho biết: “Đừng nghĩ về hưu xong thì thôi. Đây là chủ trương và thực tế đã xử lý cán bộ về hưu. Tuy chưa sửa Luật Cán bộ công chức nhưng Quốc hội đã có nghị quyết”. “Phải làm thế để tất cả cán bộ công chức khi thi hành nhiệm vụ luôn có tinh thần trách nhiệm, đừng nghĩ thôi tôi còn 2 năm nữa là về hưu, về xong thì thôi”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Liên quan nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng, “sửa Luật Tố cáo cũng cần bổ sung đối tượng công chức đã nghỉ hưu để giúp nâng cao trách nhiệm cán bộ công chức, có tính răn đe, tránh lợi dụng quy định của pháp luật”.
Về hình thức tố cáo qua email, điện thoại, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ủng hộ nội dung này và nhấn mạnh “ta đang ở thời đại công nghệ 4.0 nên không thể lại đặt quy định này ngoài luật.