Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 giảm tốc
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tiếp tục tăng nhẹ | |
Giá xăng tiếp tục giảm 660 đồng/lít từ 15h hôm nay (20/7) | |
CPI tháng 7: Nhiều áp lực, nhưng không có biến động đột biến |
Xăng dầu vẫn là nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 7 tăng |
Mặc dù trong tháng có tới 8 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá, song mức tăng là khá thấp.
Tăng cao nhất là nhóm giao thông, tăng 1,19%. Mặc dù trong kỳ tính giá lần này có 2 đợt giảm giá xăng dầu; tuy nhiên những đợt tăng giá xăng dầu liên tiếp trước đó vẫn đẩy nhóm giao thông tiếp tục tăng. Đứng thứ hai về mức độ tăng là nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,17%; kế đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dụng tăng 0,14%.
Trong khi đó trong tháng cũng có 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ giảm giá là Bưu chính viên thông (giảm 0,1%) và Ăn và dịch vụ ăn uống ((giảm 0,05%). Đáng chú ý, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giỏ hàng tính CPI - sau nhiều tháng tăng đã quay đâu giảm nhẹ 0,05% trong tháng 7 mà nguyên nhân chính do giá lương thực giảm kéo nhóm hàng này giảm 0,64%. Bên cạnh đó, thực phẩm cũng giảm nhẹ 0,01% trong khi ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11%.
Ngoài ra trong tháng nhóm giáo dục ổn định giá.
Xét theo khu vực, CPI tháng 7 của khu vực thành thị tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 2,48% so với cuối năm 2015 và tăng 2,30% so với cùng kỳ. Các con số tương ứng của khu vực nông thôn là 0,10%; 2,48% và 2,45%. Về hai loại hàng hóa đặc biệt, Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 7 chỉ số giá vàng tăng 5,36% so với tháng trước, tăng 15,55% so với cuối năm 2015 và tăng 10,99% so với ccungf kỳ năm trước. Trong khi chỉ số giá đôla Mỹ giảm 0,21% so với tháng trước, giảm 1,02% so với cuối năm 2015, song vẫn tăng 2,21% so với cùng kỳ. |
Việc CPI tháng 7 giảm tốc mạnh không nằm ngoài dự báo của giới chuyên gia khi mà giá xăng dầu thế giới cũng quay đầu giảm trở lại sau sự cố Brexit đã làm tăng rủi ro cho kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng cho rằng, chưa thể chủ quan bởi áp lực đến lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn còn rất lớn, đặc biệt là sự biến động khó lường của thị trường thế giới. Theo đó diễn biến giá xăng dầu thời gian tới thế nào vẫn là một ẩn số. Trong khi thế giới đang có nguy cơ chìm ngập trong tiền khi mà nhiều NHTW lớn đang có ý định nới lỏng thêm tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế chống lại cú sốc Brexit. Thanh khoản thừa mứa có thể tạo áp lực lớn đến lạm phát.
Trong nước, tổng cầu phục hồi cũng sẽ kéo lạm phát đi lên. Chưa kể lộ trình điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý.
Trong Báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2016, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng dự báo, lạm phát cả năm 2016 sẽ tăng cao hơn so với năm 2015, nhưng sẽ chỉ ở mức 4% - 4,5%. Trong báo cáo mới đây, HSBC dù nhận định lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp trong năm nay nhưng có thể đạt ngưỡng 5% vào cuối nửa đầu năm 2017.