Dùng ngân sách xử lý nợ xấu: Lợi nhiều, hại ít

08:31 | 29/09/2016 Chính sách
aa
Việc thành lập Công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) là giải pháp trung tâm mà các quốc gia lựa chọn. Với mỗi quốc gia, do những đặc điểm kinh tế-xã hội và lịch sử khác nhau nên AMC của mỗi nước có cách thức hoạt động riêng, nhưng điểm chung mà các nước đều làm là ngân sách nhà nước tham gia với tư cách là nguồn lực quan trọng để thực hiện XLNX thông qua cơ chế hoạt động của các AMC.
Thiếu cơ chế, cho thêm tiền VAMC cũng không dám nhận
Cần cơ chế bù lỗ trong xử lý nợ xấu
Cần dứt khoát với xử lý nợ xấu

Trái chiều quan điểm

Đề xuất dùng tiền ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu (XLNX), được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra trong Dự thảo Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp trái chiều. Bên cạnh phần lớn ý kiến ủng hộ, cũng có không ít ý kiến phản đối.

Những ý kiến ủng hộ cho rằng, trên thực tế đúng là có một số ngân hàng yếu kém trong quản lý tín dụng dẫn tới nợ xấu, nhưng vấn đề cơ bản và chủ yếu nhất của nợ xấu phát sinh trong những năm qua là bắt nguồn từ tình hình kinh tế. Bởi nợ xấu của các TCTD phát sinh, khi mà nhiều DN không bán được sản phẩm và mỗi năm có hàng chục nghìn DN ngừng hoạt động nên không trả được nợ cho ngân hàng, thì đó là vấn đề của nền kinh tế. Vì vậy, ngân sách Nhà nước tham gia vào XLNX là cần thiết.

Dùng ngân sách xử lý nợ xấu: Lợi nhiều, hại ít
Ủng hộ hay phản đối sử dụng vốn ngân sách để XLNX, các bên đều hướng đến đóng góp nhằm lựa chọn ra phương án tốt nhất

Với những ý kiến phản đối, lý do chính đưa ra là tiền ngân sách là tiền của dân, dù là tiền thuế hay tiền đi vay, không thể bắt người dân trả nợ cho cái mà họ không nợ. Một số ý kiến còn cho rằng, nợ xấu hoàn toàn do ngân hàng quản lý yếu kém nên ngân hàng phải tự xử lý.

Tuy nhiên, cho dù là ủng hộ hay phản đối sử dụng vốn ngân sách để XLNX, các bên đều hướng đến đóng góp nhằm lựa chọn ra phương án tốt nhất cho XLNX. Với quan điểm nhất quán này, nhưng theo hướng nếu tiếp cận trên góc độ lợi, hại của sử dụng ngân sách để XLNX, tôi cho rằng lợi nhiều, hại ít.

Bốn lợi ích căn bản

Về lợi ích, thứ nhất, tiền ngân sách để XLNX không phải chuyển tiền cho không các TCTD để bù các khoản thiếu hụt trong quá trình XLNX; không phải cho không DN được giao nhiệm vụ (ở đây là VAMC) để mua nợ xấu. Mà ngân sách ứng ra và sẽ thu về sau khi VAMC xử lý được nợ xấu.

VAMC dùng tiền ngân sách mua nợ theo giá thị trường, rồi bán nó hoặc bán tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Nếu khoản nợ xấu bán thấp hơn giá mua, ngân sách sẽ bị lỗ phần thiếu hụt. Ngược lại, nếu bán cao hơn giá mua, ngân sách sẽ thu lợi. Như vậy, ngân sách sẽ được bảo toàn hoặc có thể bị thiếu hụt một phần sau khi VAMC hoàn thành cơ bản sứ mệnh XLNX. Cái lợi lớn nhất ở đây là thế giới thấy được Việt Nam quan tâm đúng mức về XLNX.

Thứ hai, ngoài tiền trích lập dự phòng để XLNX của các TCTD, thì ngân sách và các khoản tiền huy động được từ các tổ chức có đủ điều kiện mua bán nợ xấu là “tiền tươi, thóc thật”, mới có khả năng XLNX nhanh và triệt để. Bởi với những quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thị trường mua bán nợ xấu chưa phát triển như hiện nay, thì khó có thể huy động vốn từ các tổ chức tài chính để XLNX. Còn việc VAMC mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt như thời gian qua chủ yếu chỉ là hình thức kéo dài thời gian để TCTD có thể trích lập đủ dự phòng XLNX.

Thứ ba, nếu cứ phó mặc cho TCTD tự trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thì lợi bất cập hại. Người gửi tiền, vay tiền ngân hàng và nền kinh tế chịu tác động tiêu cực khi ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro để XLNX. Để trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định, ngân hàng chỉ tiết giảm chi phí để tăng thu nhập là chưa đủ, mà phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất cho vay để gia tăng thu nhập. Như vậy, thiệt thòi cuối cùng vẫn sẽ là người gửi tiền và người vay tiền tại ngân hàng.

Điều này cũng đồng nghĩa với DN vay tiền khó tiếp nhận vốn để mở rộng sản xuất, kéo theo thu ngân sách bị hạn chế và sức cạnh tranh của DN nói riêng, của nền kinh tế nói chung bị suy giảm. Như vậy, ngân sách tham gia XLNX sẽ có lợi cho người gửi tiền, vay tiền và nền kinh tế.

Thứ tư, vốn ngân sách tham gia XLNX sẽ góp phần giúp ngành Ngân hàng vượt qua khó khăn, điều cần thiết lúc này. Hiện tại, ngành Ngân hàng đang nắm 80% tài sản ngành tài chính Việt Nam, nên nếu không có giải pháp cải thiện tình hình nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.

Qua 4 năm (2012-2015), ngành Ngân hàng đã xử lý được 131.519 tỷ đồng nợ xấu từ nguồn trích dự phòng, tương đương với 31% vốn điều lệ bình quân cùng giai đoạn của toàn Ngành. Đây là mức trích lập rất lớn, nhiều ngân hàng đã “ăn vào” vốn tự có do không tạo ra đủ lợi nhuận để trích lập. Nhìn một cách công tâm, sau 30 năm đổi mới, ngành Ngân hàng có đóng góp lớn trong việc đầu tư vốn chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế hàng năm, vì vậy việc theo đuổi quan điểm cứng rắn “tự làm tự xử” là chưa thấu tình đạt lý.

Nhiều nước dùng ngân sách XLNX

Về bất lợi, trong điều kiện ngân sách thường xuyên thiếu hụt, việc tạo thêm một khoản mục ứng tiền cho XLNX là một áp lực cho Chính phủ, các bộ, ngành... Việc huy động vốn ngân sách để XLNX sẽ tăng nợ công của Chính phủ, trong khi nợ công sắp đạt ngưỡng giới hạn...

Dùng ngân sách xử lý nợ xấu: Lợi nhiều, hại ít
Hầu hết các nước trên thế giới, ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính quan trọng để XLNX của nền kinh tế

Tuy nhiên, nhìn ra hầu hết các nước trên thế giới, ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính quan trọng để XLNX của nền kinh tế. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giai đoạn 1997-2000, để XLNX các TCTD, các nước sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp mạnh.

Trong đó, việc thành lập Công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) là giải pháp trung tâm mà các quốc gia lựa chọn. Với mỗi quốc gia, do những đặc điểm kinh tế-xã hội và lịch sử khác nhau nên AMC của mỗi nước có cách thức hoạt động riêng, nhưng điểm chung mà các nước đều làm là ngân sách nhà nước tham gia với tư cách là nguồn lực quan trọng để thực hiện XLNX thông qua cơ chế hoạt động của các AMC.

Tại Nhật Bản giai đoạn 1995-2000, Bộ Tài chính “bơm” gần 10.000 tỷ yên để XLNX. Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) thậm chí “bơm” thanh khoản mà không cần tài sản thế chấp. Ở Mỹ, để giải quyết nợ xấu và hỗ trợ thanh khoản các TCTD cho cuộc khủng hoảng 2008-2009, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bơm 700 tỷ USD cho các TCTD nước này. Ngân hàng Trung ương Anh chi 500 tỷ bảng để đảm bảo thanh khoản và XLNX ngành Ngân hàng nước này giai đoạn 2008-2009.

Với thực tế trên, việc ngân sách Nhà nước tham gia XLNX của nền kinh tế là cần thiết và hợp lý trong giai đoạn hiện nay.

Qua 4 năm (2012-2015), ngành Ngân hàng đã xử lý được 131.519 tỷ đồng nợ xấu từ nguồn trích dự phòng, tương đương với 31% vốn điều lệ bình quân cùng giai đoạn của toàn Ngành. Đây là mức trích lập rất lớn, nhiều ngân hàng đã “ăn vào” vốn tự có do không tạo ra đủ lợi nhuận để trích lập. Nhìn một cách công tâm, sau 30 năm đổi mới, ngành Ngân hàng có đóng góp lớn trong việc đầu tư vốn chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế hàng năm, vì vậy việc theo đuổi quan điểm cứng rắn “tự làm tự xử” là chưa thấu tình đạt lý.
Nguyễn Mạnh Hùng
Nguồn:

Các tin khác

Thông tư 22: Trợ lực thị trường bất động sản phục hồi

Thông tư 22: Trợ lực thị trường bất động sản phục hồi

Thông tư 22/2023/TT-NHNN thể hiện sự khuyến khích của NHNN đối với các TCTD trong việc cho vay mua nhà ở xã hội, cho vay nông nghiệp nông thôn
Tiếp sức doanh nghiệp phục hồi

Tiếp sức doanh nghiệp phục hồi

NHNN vừa ban hành Thông tư số 06/2024/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN theo hướng kéo dài thời gian thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng đến hết ngày 31/12/2024.
Phát triển ngân hàng số thúc đẩy dịch vụ bán lẻ

Phát triển ngân hàng số thúc đẩy dịch vụ bán lẻ

Sáng ngày 26/6, Viện Chiến lược Ngân hàng phối hợp cùng nhóm nghiên cứu đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ “Xây dựng mô hình ngân hàng số nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ” do ThS. Nguyễn Chiến Thắng - Giám đốc Trung tâm phát triển ngân hàng số, BIDV làm chủ nhiệm tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả.
NHNN ban hành Thông tư quy định về hoạt động đại lý thanh toán

NHNN ban hành Thông tư quy định về hoạt động đại lý thanh toán

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội giao, ngày 21/6/2024, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán. Thông tư gồm 4 Chương, 14 Điều. Việc ban hành Thông tư đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của hoạt động đại lý trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam trong thời gian tới, cũng như nắm bắt được xu hướng phát triển lĩnh vực thanh toán trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của công nghệ thông tin và viễn thông hiện nay.
NHNN có đủ nguồn lực và quyết tâm ổn định thị trường vàng

NHNN có đủ nguồn lực và quyết tâm ổn định thị trường vàng

NHNN Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với các tổ chức kinh doanh mua, bán vàng miếng nhằm quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường, đồng thời thảo luận các biện pháp cũng như đề xuất, kiến nghị để tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định thị trường vàng. Cuộc họp do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng đồng chủ trì.
Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, tiện ích

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, tiện ích

Ngày 21/6, tại Hà Nội, NHNN tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng tham dự Hội nghị. Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số đơn vị, vụ cục thuộc NHNN, các TCTD, trung gian thanh toán, điểm cầu trực tuyến tới các địa phương.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà chủ trì Tọa đàm Khởi động Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy tài chính toàn diện và tài trợ khí hậu”

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà chủ trì Tọa đàm Khởi động Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy tài chính toàn diện và tài trợ khí hậu”

NHNN vừa phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tổ chức Tọa đàm khởi động Cấu phần Tài chính số của Dự án hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) “Thúc đẩy tài chính toàn diện và tài trợ khí hậu”. Tham dự buổi Tọa đàm có Ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc NHNN; Ông Jonas Grunder, Giám đốc Chương trình hoạt động hợp tác phát triển của Cục Kinh tế Liên bang Thụy sỹ (SECO) và Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam; cùng các Lãnh đạo, cán bộ Đơn vị liên quan của NHNN, ADB và đơn vị tư vấn của Dự án.
Ban Lãnh đạo NHNN làm việc với cán bộ chủ chốt VietinBank

Ban Lãnh đạo NHNN làm việc với cán bộ chủ chốt VietinBank

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cùng các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN vừa có buổi làm việc với các cán bộ chủ chốt của VietinBank. Buổi làm việc được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại các chi nhánh của VietinBank.
NHNN công bố thủ tục hành chính lĩnh vực thanh toán

NHNN công bố thủ tục hành chính lĩnh vực thanh toán

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)vừa ban hành Quyết định số 1118/QĐ-NHNN công bố tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thanh toán thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN.
NHNN ban hành Kế hoạch giải quyết các rủi ro về tài trợ khủng bố

NHNN ban hành Kế hoạch giải quyết các rủi ro về tài trợ khủng bố

NHNN vừa có Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch giải quyết các rủi ro về tài trợ khủng bố của NHNN.
Phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên

Phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên

NHNN vừa có văn bản số 4932/NHNN-TT ngày 13/6/2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên.
Tăng đầu tư cho thanh toán không tiền mặt trong thu, chi ngân sách

Tăng đầu tư cho thanh toán không tiền mặt trong thu, chi ngân sách

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới ngành tài chính sẽ gia tăng đầu tư nâng cấp hạ tầng thanh toán và hoàn thiện nhiều văn bản pháp lý nhằm đẩy mạnh thu, chi ngân sách Nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Sẵn sàng cho ngày hiệu lực triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN

Sẵn sàng cho ngày hiệu lực triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN

Ngày 12/6/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng tổ chức Hội nghị “Triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN”. Tham dự Hội nghị có ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN.
Phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng biên tập Tạp chí Ngân hàng

Phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng biên tập Tạp chí Ngân hàng

Ngày 12/6, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định, ra mắt và họp Hội đồng biên tập Tạp chí Ngân hàng năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú – Chủ tịch Hội đồng biên tập chủ trì cuộc họp.
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nhiều nhà băng tích cực triển khai Basel III

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nhiều nhà băng tích cực triển khai Basel III

Hàng loạt ngân hàng Việt công bố hoàn thành Basel III trong thời gian qua đã cho thấy quyết tâm nâng cao năng lực quản trị, lành mạnh tài chính và minh bạch trong hoạt động quản lý rủi ro. Theo các chuyên gia, tuy có nhiều khó khăn khi triển khai nhưng nếu đạt được Basel III, các nhà băng sẽ thu về nhiều “trái ngọt”.
Xem thêm
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự sự kiện tại Hàn Quốc

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tham dự sự kiện tại Hàn Quốc

Từ ngày 30/6 đến 3/7/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc.
Hơn 13 triệu khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học

Hơn 13 triệu khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học

Theo thống kê, tính đến hết ngày 2/7, số lượng khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học để sẵn sàng thực hiện giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng theo Quyết định số 2345/QĐ- NHNN là hơn 13 triệu khách hàng, số lượng giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng ghi nhận trong ngày 2/7 là 8,24%, cao hơn mức trung bình của tháng 6 (8%). Các ngân hàng khẳng định, giao dịch của khách hàng vẫn được thông suốt và mọi vướng mắc (nếu có, bao gồm khi quét NFC) đang được các nhà băng nỗ lực xử lý, đồng hành cùng khách hàng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024

Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương; Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu
Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7-31/12/2024

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7-31/12/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.
xac thuc sinh trac hoc giup bao dam an toan giao dich ngan chan lua dao

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo
xac thuc sinh trac hoc sau 17 co gi khac

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?
dam bao an toan ve thanh toan khong dung tien mat

Đảm bảo an toàn về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 21/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.
huong toi nen kinh te xanh

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Ngành ngân hàng, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh.
than trong khi tham gia giao dich vang

Thận trọng khi tham gia giao dịch vàng

Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát thị trường vàng trong thời gian tới, NHNN khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024 mo rong ket noi va phat trien he sinh thai so

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”. Tham dự sự kiện có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
thong doc nhnn viet nam nguyen thi hong phat bieu tai su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội diễn ra sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã phát biểu khai mạc.
trung tam thong tin tin dung quoc gia viet nam trien khai thong tu 15 chat luong hieu qua

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam triển khai Thông tư 15 chất lượng, hiệu quả

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN ngày 5/12/2023 để giới thiệu về Thông tư và Quyết định 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.
hop bao cong bo su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
Bình Định: Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng

Bình Định: Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng

Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng
Thừa Thiên Huế: Đối thoại, kết nối ngân hàng - khách hàng

Thừa Thiên Huế: Đối thoại, kết nối ngân hàng - khách hàng

Gần 100 khách hàng và lãnh đạo các TCTD có mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ ( Thừa Thiên Huế) cùng đại diện các sở, ban, ngành, hiệp hội doanh nghiệp đã tham dự hội nghị: “Đối thoại, kết nối ngân hàng - khách hàng”. Hội nghị do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thị xã Hương Thủy đồng phối hợp tổ chức.
Ngân hàng hỗ trợ khách hàng nuôi tôm bị thiệt hại ở Phú Yên

Ngân hàng hỗ trợ khách hàng nuôi tôm bị thiệt hại ở Phú Yên

Ngay sau khi các hộ nuôi tôm hùm, hải sản ở địa phương bị thiệt hại nặng nề, ngành Ngân hàng trên địa bàn Phú Yên đã nhanh chóng vào cuộc, thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ bà con thoát khỏi những khó khăn và sớm ổn định sản xuất trở lại...
Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Hưởng ứng không khí sôi động mùa du lịch hè 2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Vi vu muôn nơi, an tâm tận hưởng”, giảm phí các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 01/07/2024 đến ngày 30/09/2024.
Sự khác biệt của dự án Peninsula Da Nang

Sự khác biệt của dự án Peninsula Da Nang

Theo Ardent Communities - thương hiệu quản lý bất động sản danh tiếng tại Mỹ, một tòa chung cư cao cấp được định nghĩa là tổ hợp những căn hộ sang trọng với các tiện ích đặc quyền tạo nên phong cách sống sung túc. Dự án Peninsula Da Nang có thực sự là một chung cư cao cấp như vậy?
VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng

Hà Nội, ngày 7/5/2024 - Trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện mini VF 3, với mức giá ấn tượng chỉ từ hơn 200 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền vượt trội cho khách hàng.
Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn tại Wyndham Grand KN Paradise (Bãi Dài, Cam Ranh) - nơi mang đến cho bạn trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp, nhiều hoạt động thú vị bên bờ biển Bãi Dài thơ mộng.
Ngân hàng tăng cường hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Ngân hàng tăng cường hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Quy định bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học đối với một số giao dịch ngân hàng trực tuyến đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Đến nay, các ngân hàng đã và đang đẩy mạnh công tác hỗ trợ khách hàng hoàn tất cập nhật sinh trắc học tránh làm gián đoạn hoạt động giao dịch chuyển khoản trực tuyến trên 10 triệu đồng trở lên.
HSBC phát hành thẻ mở rộng cho vay tiêu dùng

HSBC phát hành thẻ mở rộng cho vay tiêu dùng

HSBC Việt Nam vừa cho ra thẻ tín dụng mới, với tham vọng mở rộng cho vay tiêu dùng, thông qua phát hành thẻ không tài sản đảm bảo, nhằm nắm bắt cơ hội tiêu dùng từ nhóm dân số trung lưu và khá giả đang tăng nhanh.
Trả góp dễ dàng, trúng vàng cực đã với thẻ trả góp Muadee by HDBank

Trả góp dễ dàng, trúng vàng cực đã với thẻ trả góp Muadee by HDBank

Nhanh tay mở thẻ, mua sắm cùng thẻ trả góp Muadee by HDBank để nhận ngay cơ hội trúng thưởng 1 lượng vàng SJC.
Bảo vệ khách hàng, ngăn ngừa rủi ro thanh toán

Bảo vệ khách hàng, ngăn ngừa rủi ro thanh toán

CMCN 4.0 tạo ra những giá trị to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với mọi quốc gia.
Hoàn, tặng tiền khi chi tiêu du lịch, giải trí qua Sacombank Pay

Hoàn, tặng tiền khi chi tiêu du lịch, giải trí qua Sacombank Pay

Từ ngày 01/7 - 31/8/2024, Sacombank triển khai chương trình "Đi chill nào - Có Pay khao" với hàng ngàn ưu đãi hoàn, tặng tiền khi khách hàng đặt vé xem phim, phòng khách sạn và mua vé tàu, vé xe qua ứng dụng Sacombank Pay.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022-2026, MB xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
TPBank hoàn tất áp dụng  xác thực khuôn mặt khi giao dịch

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt khi giao dịch

Nhờ công nghệ đi trước, quy trình nhanh chóng được chuẩn hóa cùng hệ thống thu thập khuôn mặt của khách hàng tại mọi kênh giao dịch, TPBank là ngân hàng đầu tiên đã thực hiện Quyết định 2345/QĐ-NHNN cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày Quyết định có hiệu lực tới hơn 10 ngày.
Ưu đãi dành riêng cho khách hàng phát triển nông nghiệp

Ưu đãi dành riêng cho khách hàng phát triển nông nghiệp

Với mục đích hỗ trợ, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) chính thức triển khai chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng tại khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lãi suất chỉ từ 7%/năm.
Phiên bản di động