Hơn 5700 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Bàu Bàng mở rộng
Hơn 1.100 tỷ đồng đầu tư hạ tầng KCN Lê Minh Xuân mở rộng | |
Hơn 6.900 tỷ đồng đầu tư Tổ hợp cảng biển và KCN tại Quảng Ninh | |
Gần 1.100 tỷ đồng xây dựng KCN Long Hậu 3 |
Theo đó, Dự án được thực hiện trong 5 năm với tổng mức đầu tư 5.762 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2016 - 2026, Dự án tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, dự kiến triển khai 100 ha/năm; năm 2017 - 2027 kinh doanh cho thuê lại đất.
Dự án trên được thực hiện tại các xã Lai Uyên và Cây Trường II, huyện Bàu Bàng và xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương với diện tích 1.000 ha.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo chủ đầu tư là Becamex IDC tiếp tục hoàn thiện Dự án theo ý kiến của các Bộ, ngành; thực hiện việc ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 42 Luật Đầu tư và Điều 27 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Đồng thời, giao UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo đôn đốc các đơn vị liên quan phối hợp với chủ đầu tư xác định và lựa chọn phương án thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất; triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động trong khu công nghiệp và thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) theo quy định.
Được biết, trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc mở rộng khu công nghiệp Bàu Bàng diện tích 1.000 ha. Với việc mở rộng này, quy mô diện tích của khu công nghiệp Bàu Bàng sẽ lên tới trên 3.200 ha, dự kiến gia tăng quy mô dân số huyện Bàu Bàng lên tới 200.000 người, đáp ứng nhu cầu nhân lực cũng như dịch vụ đô thị cho các dự án đầu tư tại đây. Phần diện tích mở rộng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
Khu công nghiệp-đô thị Bàu Bàng có vị trí giao thông thuận lợi kết nối với đại lộ Bình Dương, tuyến đường sắt xuyên Á, đường Hồ Chí Minh... Nơi đây còn là cửa ngõ quan trọng trong việc giao thương, nơi tiếp giáp với những cửa khẩu quan trọng và xung yếu, góp phần tạo ra động lực phát triển kinh tế không những cho Bình Dương mà còn cho cả Đông Nam bộ và Tây Nguyên.