HSBC: Xuất khẩu và cầu nội địa hỗ trợ cho tăng trưởng
VEPR: “Để tự nhiên” thì năm nay tăng trưởng khoảng 6,37%, lạm phát 2,35% | |
Chính phủ hết sức coi trọng chất lượng tín dụng | |
Nhà nước kiến tạo: Phải vừa kéo vừa đẩy |
Ảnh minh họa |
Các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – nền tảng tăng trưởng của Việt Nam đang cho thấy tăng trưởng sẽ còn tiếp tục. Sản lượng đầu ra, công ăn việc làm, đơn hàng mới – cả tổng đơn hàng và đơn hàng từ nước ngoài tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, các chuyên gia HSBC cho rằng, sẽ có sự sụt giảm nhẹ vì tốc độ tăng trưởng của những yếu tố cơ bản này đang trượt xuống mức thấp trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, lòng tin của các nhà sản xuất đang ở mức thấp nhất trong gần bốn năm, dù ít nhất thì giá cả đang được kiểm soát tốt, cả ở khâu đầu vào lẫn đầu ra.
Bên cạnh đó, chỉ số PMI thấp hơn trước không đáng lo ngại khi các chỉ số thường kỳ khác như thương mại và bán lẻ vẫn thể hiện tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn mạnh mẽ hơn khu vực trong nước. Trong khi đó, cầu nội địa duy trì ở mức khá cao. Bổ sung cho tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực bán lẻ, doanh số bán xe hơi – một chỉ số hữu dụng đối với xu hướng chi tiêu nội địa – đã tăng trung bình 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường bất động sản cũng hồi phục mạnh mẽ do có vốn từ các ngân hàng, khối đầu tư nước ngoài và người mua là người Việt Nam sống ở nước ngoài.
Lạm phát tiếp tục hạ nhiệt nhưng có xu hướng tăng đối với giá dịch vụ chăm sóc y tế sức khỏe khi việc điều chỉnh trợ giá trong lĩnh vực này đang diễn ra. Giá thực phẩm đi xuống cũng đang giúp giữ mức lạm phát chững lại. “Nhưng chúng tôi không kỳ vọng sẽ có bất kỳ động thái nới lỏng tiền tệ nào khi tăng trưởng tín dụng đang mạnh” – báo cáo này nhận định.
Tóm lại, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn khả quan nhờ vào các thế mạnh của lĩnh vực sản xuất và các khu vực thiên về xuất khẩu. Việc các chỉ số cơ bản của PMI tháng 5 kém khả quan hơn so với trước đây cho thấy khả năng suy giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đang có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu có thể sẽ hồi phục. Đơn cử như, theo khảo sát PMI, một số nhà sản xuất đã đề cập đến gia tăng tồn trữ hàng đầu vào, ngụ ý rằng họ dự trù lực cầu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.