Ngân hàng Việt chủ động với FinTech
Tìm hiểu về ứng dụng di động để vay tiền tại công ty tài chính | |
Đẩy mạnh việc phổ cập tài chính | |
Cơ hội cho các ngân hàng hợp tác với Fintech |
Ồ ạt kéo người dùng vào công nghệ
Tương lai của ngành tài chính tiêu dùng đang chuyển đổi sang hình thức trực tuyến bởi xu hướng ưa chuộng của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng qua tương tác kỹ thuật số. Do vậy, tiếp nối việc triển khai thành công ứng dụng di động, các NHTM cũng như công ty tài chính (CTTC) giờ đây hướng đến khởi đầu của quá trình chuyển hóa kỹ thuật số từ bên ngoài bằng sự thấu hiểu hành vi, sở thích và lựa chọn tiêu dùng thời đại số. Bởi việc này bao quát hơn là chỉ đưa các dịch vụ lên định dạng ứng dụng hoặc nền tảng web.
Điều này cũng chứng tỏ, công nghệ đang đi vào trọng tâm của mô hình kinh doanh và đòi hỏi việc tiếp nhận kỹ thuật số sâu rộng. Và một điều đáng mừng là đa số người tiêu dùng ngày nay cũng rất chuộng việc đăng ký vay trực tuyến, đặc biệt là người trẻ. Nói một cách khác, rất nhiều khách hàng muốn tìm hiểu và đăng ký vay vốn trực tuyến thay vì phải thực hiện các hình thức giao dịch truyền thống trước đây.
Giao dịch truyền thống bằng POS đang được thay thế dần bằng công nghệ |
Với sự hợp tác tích cực từ phía người tiêu dùng, bức tranh cho vay tiêu dùng đang vẽ nên bức tranh khá sôi động. Trong đó, bên cạnh kênh POS truyền thống, nhiều NHTM cũng như CTTC cấp tập theo đuổi công cuộc chuyển hóa kỹ thuật số các kênh ngoại tuyến nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ phản hồi tức thì và vay vốn bằng bất kỳ thiết bị nào tại bất cứ thời điểm.
Đồng thời, các TCTD còn tiếp tục cung cấp một trải nghiệm liên tục và hấp dẫn nhằm đảm bảo khách hàng được thụ hưởng các lợi ích giá trị nhất và thuyết phục họ quay lại lần nữa. Mặt khác, cùng với sự phát triển nhanh chóng của FinTech, các ngân hàng tìm ra cách để tiến lên phía trước và đảm bảo không ai tuột lại phía sau càng tạo thêm cơ hội để người tiêu dùng hưởng lợi.
Trước mắt, các NHTM liên tục liên kết với những startup về công nghệ hoặc tài trợ vốn cho những ý tưởng sẽ giúp ngân hàng đẩy nhanh tiến độ tiếp cận với các công nghệ mới. Gần đây, một số ngân hàng đã đưa ra các ứng dụng với những công nghệ mới nhất nhằm giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn trong thanh toán, gửi, rút tiền, chuyển khoản, mua sắm online… trên các thiết bị di động hoặc qua Internet.
Không chỉ mang tới sự đổi mới, sáng tạo, điểm đặc biệt hơn mà người tiêu dùng cảm thấy hài lòng là những thay đổi của NH đem đến nhiều trải nghiệm mới mẻ, đầy hứng thú cho người tiêu dùng dịch vụ tài chính với chi phí thấp.
Chỉ tải ứng dụng đã có tiền
Hấp dẫn hơn nữa là hiện nay, để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng công nghệ trong tài chính, “cơn mưa” quà tặng cho những khách hàng tải ứng dụng đang được nhân rộng từ NH này qua NH khác.
Trường hợp Sacombank là một ví dụ. Sau những thành công về việc cho phép người dùng thanh toán không cần dùng thẻ mà chỉ cần dùng điện thoại, thì mới đây, NH này triển khai tiếp chương trình khuyến mãi “Tải mSign - Nhận ngay quà tặng” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 350 triệu đồng. Cụ thể, chương trình dành cho khách hàng đăng ký và kích hoạt thành công ứng dụng xác thực giao dịch Sacombank mSign trên các thiết bị di động.
Theo đó, mỗi ngày, 100 khách hàng đầu tiên kích hoạt thành công Sacombank mSign sẽ được tặng 50.000 đồng (chuyển vào tài khoản thanh toán). Dự kiến, vài tháng nữa thôi, Sacombank tiếp tục ra mắt dự án eKYC - khách hàng không cần phải mang bất kỳ chứng từ nào đến các chi nhánh, phòng giao dịch để làm thủ tục, mà có thể thao tác ngay trên thiết bị di động cá nhân.
Tại VietinBank cũng vậy, người dùng sử dụng điện thoại di động tải ứng dụng VietinBank Ipay ngay lập tức nhận được quà tặng có giá trị từ phía NH.
Trước đó, VPBank cũng chơi trội khi thông báo tặng 50.000 đồng khi tải ứng dụng MOCA từ tài khoản VPBank để thanh toán. Tương tự, VIB thì dùng hình thức so sánh thông tin, đặt mua vé của các hãng máy bay nội địa trực tiếp trên ứng dụng NH di động MyVIB… để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thừa nhận NH đang bị rơi vào vòng xoáy công nghệ, một phó tổng giám đốc của NHTM VietBank nói rằng, tương lai của thị trường tài chính là tương tác kỹ thuật số, như chúng ta có thể thấy nó đang ngày càng trở nên phổ biến khắp thế giới hiện nay. Trong đó, Việt Nam đã thích nghi với xu hướng này vô cùng nhanh chóng. Cùng với những giải pháp thanh toán di động, hình thức cho vay ngang hàng (peer-to-peer), một mô hình dịch vụ tín dụng mới kết nối trực tiếp người cho vay và người đi vay, xử lý toàn bộ quá trình cho vay thông qua các nền tảng trực tuyến, cũng đã xuất hiện… tất cả những phương thức này sẽ là một thử thách thú vị đối với các TCTD truyền thống. “NH buộc phải chuyển mình”, vị này chia sẻ.
Rõ ràng, với cuộc chiến không ngừng nghỉ của các TCTD hiện hữu với người chơi mới thâm nhập thì người tiêu dùng Việt Nam không cần làm gì, chỉ cần cập nhập thông tin và sử dụng công nghệ trong tài chính đã là có lợi. Nói như một chuyên gia trong ngành tài chính, cuộc chơi này chắc chắn sẽ trở nên khốc liệt trong một vài năm tới. Bởi chỉ mới vài tháng trước thôi, rất nhiều tổ chức tài chính nước ngoài quy mô lớn đã thực hiện những bước đi để thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập hoặc liên doanh. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của FinTech sẽ trở thành một nhân tố mới vô cùng đáng kể có khả năng biến đổi thị trường theo cách chưa từng có.
Thế nên, trong khoảng thời gian sắp tới đây, thị trường có thể thấy các CTTC “lão làng” sẽ nỗ lực cao độ để thay đổi bản thân nhằm thích nghi với tình hình mới, còn những người chơi mới thì sẽ mang đến vô số điều thú vị cho thị trường. Ngược lại, nếu nhìn từ góc độ người tiêu dùng Việt Nam, thì đây lại là một viễn cảnh vô cùng tốt đẹp vì khách hàng sẽ có vô số giải pháp tài chính đa dạng để lựa chọn nhằm thỏa mãn nhu cầu.