Hàng năm, các chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp hơn hàng ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động; hàng ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải học tập...
Bình Phước là tỉnh miền Đông Nam bộ có địa hình đa dạng, gồm cao nguyên đồi núi và đồng bằng; trên địa bàn cũng có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó đa số là đồng bào STiêng, một số ít là đồng bào dân tộc Hoa, Khơ-me, Nùng, Tày...
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Phước kịp thời chuyển tải đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững có thể làm giàu chính đáng, góp phần đáng kể cho sự nghiệp giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp tích cực cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hàng năm, các chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp hơn hàng ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động; hàng ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải học tập...
Tính đến đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Bình Phước còn hơn 8 - ngàn hộ còn dư nợ từ các chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn với tổng dư nợ hơn 2 ngàn tỷ đồng.
Một số hình ảnh của Trần Việt đã lột tả thêm bức tranh sản xuất – kinh doanh của người dân địa phương.
|
Nhờ vốn vay chương trình giải quyết việc làm, gia đình ông Lê Văn Bì ở ấp 6, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành (Bình Phước) có điều kiện mở rộng chăn nuôi lợn, gà. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn lợn, gà lai Đông Tảo phát triển tốt, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng |
|
Được vay 40 triệu chương trình hộ mới thoát nghèo, gia đình ông Lê Trung Huỳnh ở ấp 8, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành đã đầu tư trồng hồ tiêu, chăn nuôi lợn, gà, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững |
|
Một buổi giao dịch của NHCSXH tại điểm giao dịch xã Long Bình, huyện Phú Riềng |
|
Các tổ chức Hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV luôn sát sao, kiểm tra thực tế hộ vay |
|
Gia đình chị Lâm Thị Da Pô, dân tộc Khơ-me ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo để nuôi bò sinh sản, sau 3 năm gia đình đã có đàn bò 7 con, thêm cơ hội thoát nghèo bền vững |
|
Nhờ vốn vay ưu đãi chương trình cho vay hộ cận nghèo gia đình anh Phạm Văn Tơ ở thôn 7, xã Long Bình, huyện Phú Riềng có điều kiện chăn nuôi gà quy mô lớn, mỗi lứa bán 6 - 7 ngàn con |