Nhập siêu gần 570 triệu USD trong nửa đầu tháng 11
DN xuất khẩu tiếp tục được vay vốn ngắn hạn đến hết năm 2017 | |
Tháng 10 nhập siêu 445 triệu USD, 10 tháng xuất siêu gần 3,25 tỷ USD | |
Nguồn nguyên liệu làm trì trệ xuất khẩu |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, trong nửa đầu tháng 11 (từ ngày 1 đến hết 15/11/2016), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 7,63 tỷ USD, giảm 6,4% (tương ứng giảm 522 triệu USD) so với nửa cuối tháng 10. Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2016 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 151,48 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi trị giá hàng hoá nhập khẩu của cả nước trong nửa đầu tháng 11 đạt gần 8,2 tỷ USD, tăng 1% so với 15 ngày cuối tháng 10. Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/11, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 148,82 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, trong nửa đầu tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 570 triệu USD. Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vẫn thặng dư hơn 2,66 tỷ USD.
Xét riêng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI), trong nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khối này đạt hơn 5,52 tỷ USD, giảm 5,5% so với 15 ngày cuối tháng 10. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khối DN FDI đạt hơn 106,38 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 11, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của khu vực FDI đạt hơn 4,86 tỷ USD, giảm 1,7% so với 15 ngày cuối tháng 10; lũy kế từ đầu năm đạt gần 88,14 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Như vậy, trong nửa đầu tháng 11, khu vực DN FDI vẫn xuất siêu 66 triệu USD, nâng mức xuất siêu từ đầu năm lên 18.24 tỷ USD. Điều đó cũng có nghĩa, từ đầu năm đến nay, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,58 tỷ USD.