Phát triển TP.HCM thành đô thị thông minh
Để kinh tế không “sợ” biến đổi khí hậu | |
Nên tăng ngân sách tài trợ cho nghiên cứu khí hậu | |
Việt Nam và WB ký hiệp định 560 triệu USD hỗ trợ ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu |
Hội nghị có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân và ông Saber Chowdhury, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia ven biển, quốc đảo nhỏ là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Quan điểm của Quốc hội Việt Nam là nhất trí cao với IPU về nội dung nghị sự của hội nghị chuyên đề lần này, đó là thảo luận về các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào mục tiêu về bình đẳng giới và sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng bày tỏ chủ trương quyết tâm xây dựng TP.HCM trở thành một đô thị thông minh trên cơ sở học hỏi ưu điểm của các thành phố phát triển trên thế giới, trong đó việc giám sát tác động các chỉ số môi trường và giám sát của mọi người dân được triển khai mọi nơi, góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh cho mọi người dân.
Cho rằng Hội nghị IPU là cơ hội cho TP.HCM tăng cường hợp tác với các nước cũng đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết, hiện nay TP.HCM đang phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu xây dựng các thể chế, tạo hành lang pháp lý, tiến tới từng bước thực hiện thỏa thuận Paris 2015. Ngoài ra, hiện nay TP.HCM cũng đang hợp tác với thành phố Osaka (Nhật Bản) trong chương trình phát triển thành phố phát thải khí các bon thấp; hợp tác với thành phố Rotterdam, (Hà Lan) trong Chương trình “TP.HCM phát triển về hướng biển thích ứng với biến đổi khí hậu”. Các chương trình hợp tác này hiện cũng đang được triển khai tích cực và ghi nhận những kết quả bước đầu rất khả quan.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận về các biện pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với trọng tâm là SDG số 3 về bình đẳng giới và SDG số 5 về bảo vệ sức khỏe và SDG số 13 về biến đổi khí hậu.
Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân (phải) trao đổi với các đại biểu tại hội nghị |
Trong phiên buổi chiều ngày 11/5 các đại biểu tiếp tục thảo luận về các thách thức, cơ hội và hành động ứng phó của các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (từ 11/5-13/5) tập trung vào bốn nhóm nội dung, gồm: Thảo luận về các mục tiêu phát triển bền vững tập trung vào mục tiêu về bình đẳng giới và sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu; các thách thức, cơ hội và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; về các cam kết quốc tế và vai trò của các cơ quan lập pháp và việc huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững nói chung và biến đổi khí hậu nói riêng.