Sản lượng cà phê Việt Nam dự báo xuống thấp nhất 4 năm
Agribank Lâm Đồng: Chung sức tái canh cây cà phê | |
Cho Tây Nguyên thêm xanh | |
Lãi suất cho vay tái canh cà phê năm 2016 là 6,5%/năm |
Ảnh minh họa |
Nông dân sẽ thu hoạch khoảng 1,5 triệu tấn cà phê trong niên vụ bắt đầu vào tháng 10 tới đây, theo kết quả khảo sát của Bloomberg News, ghi nhận mức thấp nhất kể từ niên vụ 2012-2013 khi sản lượng đạt 1,65 triệu tấn.
Trong khi đó, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam (Vicofa) cho biết, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ tới dự báo giảm 30% do hạn hán nghiêm trọng.
Nguồn cung cà phê toàn cầu dự báo giảm do hiện tượng thời tiết El Nino gây mất mùa tại Đông Nam Á và Nam Mỹ. Giá cà phê Robusta, thường được sử dùng trong sản xuất cà phê hòa tan, trong tháng 4/2016 tăng 5,8%, đánh dấu tháng tăng thứ 3 liên tiếp, đợt tăng giá dài nhất trong 2 năm qua.
Ông Mai Kỳ Văn, Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cà phê-Cacao tháng 10, cho biết, rất nhiều khu vực trồng cà phê của công ty đang bị khô héo, khiến trái cà phê bị rụng.
Giá cà phê Robusta hôm 6/5 tăng 2% lên sát 1.649 USD/tấn, cao nhất kể từ 5/11/2015. Từ đầu năm đến nay, giá Robusta đã tăng 7,8%.
Tình hình thời tiết vẫn chưa mấy cải thiện với lượng mưa trong tháng 5/2106 tại miền Nam và Tây Nguyên - khu vực sản xuất cà phê chủ chốt - dự báo thấp hơn 20-40% so với mức bình quân hàng năm, theo thông báo ra hôm 1/5 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia. Nhiệt độ trung bình có thể cao hơn 1-1,5 độ so với mức trung bình. Sẽ chỉ có mưa rải rác và tình trạng thiếu nước vẫn chưa mấy cải thiện.
Làn sóng giá cà phê tăng trong tháng 4 vừa qua có thể đẩy tăng lượng bán ra trên thị trường nội địa, theo giới thương nhân. Nông dân cà phê đã bán 1,1 triệu tấn cà phê, tương đương 67% sản lượng vụ hiện tại, tính đến cuối tháng 4, theo kết quả khảo sát Bloomberg, so với 56% cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 638.000 tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.