Thiếu đầu tư mạo hiểm, khó có công nghệ cao
Khu công nghệ cao Đà Nẵng muốn thu hút đầu tư mạo hiểm | |
Sẵn sàng thu hút đầu tư vào công nghệ cao | |
Doanh nghiệp vào khu công nghệ cao: Chào đón và tạo điều kiện tốt nhất |
Vị trí đẹp chưa chắc hút được đầu tư
Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) năm 1950, đến nay số lượng các khu công nghệ cao (CNC) tiếp tục tăng nhanh khi nhiều quốc gia và khu vực đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng dựa vào công nghệ. Trên thế giới hiện đã có hơn 400 khu CNC (150 khu ở Hoa Kỳ, 111 khu ở Nhật Bản, 100 khu ở Trung Quốc).
Phát triển CNC là một nguyên nhân thành công của các nước công nghiệp mới. Từ năm 1994, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nhận rõ vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo và đã quyết nghị thành lập trung tâm phát triển CNC. Năm 1998, khu CNC Hòa Lạc được thành lập, sau đó là khu CNC TP.Hồ Chí Minh vào năm 2002 và năm 2010, Khu CNC Đà Nẵng ra đời. Làn sóng phát triển khu CNC và thu hút đầu tư vào CNC trên thế giới đang khiến các khu CNC của Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư.
Chăm sóc giống cây trồng chất lượng cao tại Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM |
Cho đến nay, chỉ có khu CNC TP.Hồ Chí Minh phần nào đạt được kỳ vọng. Tính đến cuối năm 2016, sau 14 năm hoạt động, khu CNC này đã cấp 102 giấy chứng nhận đầu tư cho các tập đoàn lớn, có tên tuổi trên thế giới như Intel, Nidec, Samsung, Jabil, Datalogic, Soniontrong… Hiện giờ đã có 48 DN đi vào hoạt động.
Khu CNC Hòa Lạc, sau 18 năm hoạt động và nằm trên tuyến cao tốc Láng – Hòa Lạc với vị trí hấp dẫn bậc nhất Hà Nội, nhưng đến nay, khu CNC rộng 1.586 ha này mới chỉ lấp đầy 40% diện tích với 78 dự án… dù điều kiện về cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư, hạ tầng xã hội tại đây cơ bản đã được đáp ứng. 2 năm nay, khu không có thêm một dự án FDI nào.
Còn khu CNC Đà Nẵng, thành lập năm 2010 với diện tích 1.129,76 ha, lại nằm ở địa điểm thuận lợi trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, gần sân bay, cảng biển và các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đến nay tại đây đã có hơn 300 ha đất sạch có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng, nhưng mới thu hút được 4 dự án đầu tư.
“Với cơ chế, chính sách như hiện nay, thì mục tiêu đến năm 2020 thu hút được ít nhất 10 dự án - như vậy là mỗi năm có 2 dự án thôi, cũng là khó lắm!”, ông Phạm Trường Sơn - Phó trưởng ban Ban quản lý khu CNC Đà Nẵng cho biết.
Các Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc và Đà Nẵng cho biết, cả 2 khu đều đang gặp khó khăn bởi việc đầu tư vào đây chưa đúng tiến độ, ảnh hưởng đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng… “Tổng vốn đầu tư cho khu CNC Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015 cần 2.500 tỷ đồng, nhưng hiện mới có khoảng 1.027 tỷ đồng. Ngay như nhà máy xử lý nước thải, lẽ ra phải xong trong năm 2016 nhưng do thiếu vốn, nên phải đến 2017 mới hoàn thành…”, ông Sơn cho biết.
Đại diện Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc cho rằng, cơ chế Ban quản lý khu CNC bị bó buộc rất nhiều cũng là một cản trở. Với diện tích rộng, số lượng công nhân đông, nhưng thẩm quyền xử lý của Ban quản lý trong việc bảo đảm an ninh trật tự, cấp phép lao động, quản lý môi trường… rất hạn chế. Chính vì vậy, cần phải có phân cấp mạnh hơn cho Ban quản lý khu CNC.
Rủi ro lớn nhưng lợi ích cao
Khi bàn về vấn đề làm sao thu hút được đầu tư vào khu CNC, TS.Nguyễn Minh Ngọc - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), đã chỉ ra những thách thức chung cho việc thu hút vào khu CNC. Đó là: nguồn tài chính đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và ươm tạo DN, nguồn lực thu hút lao động trình độ cao… Và một vấn đề quan trọng là tạo cơ chế thương mại hóa các sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh đầu tư cho R&D.
Ồng Ngọc nêu ra những kinh nghiệm thế giới: để các khu CNC hoạt động hiệu quả đòi hỏi kinh phí đầu tư cho R&D khá lớn. Trường đại học UT Austin trong 1 năm học nhận được 589 triệu USD cho R&D. Hay như Đại học Texas Austin đã hút được các nhà nghiên cứu hàng đầu nhờ có những khoản tài trợ của chính quyền. Rồi để thu hút các nhà khoa học, khu CNC Sophia Antiplis đã thiết lập hệ thống hạ tầng thuận tiện cho cuộc sống thường ngày của các nhà khoa học…
TS.Tạ Doãn Trịnh - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách khoa học công nghệ (Bộ Khoa học công nghệ) đã có nghiên cứu rất sát thực về nguồn lực tài chính cho hoạt động khu CNC.
Ông gợi ý rằng Việt Nam rất nên thành lập những quỹ đầu tư mạo hiểm và tạo cơ chế thu hút đầu tư mạo hiểm vào khu CNC; Nhà nước phải là người đầu tư cho hạ tầng ban đầu, đầu tư tiếp cho giai đoạn nghiên cứu và ươm tạo công nghệ, tiếp theo đó sẽ hút được đầu tư từ DN cho các giai đoạn chứng minh ý tưởng kinh doanh và phát triển sản phẩm.