Thịt lợn đang đứng trước khủng hoảng thừa nghiêm trọng
Ưu tiên bảo vệ người tiêu dùng | |
Hai DN thông báo giảm 3-10% giá sữa | |
TP. HCM triển khai tháng hành động an toàn thực phẩm |
Giá giảm, lợn ế
Suốt từ Tết Nguyên đán đến nay, giá lợn hơi liên tục giảm và đã giảm đến mức 28.000 đồng/kg, có nơi xuống dưới 25.000 đồng/kg, có nơi chỉ 23.000 đồng/kg. “Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và cũng đang là giá thấp nhất thế giới. Nếu tình trạng này kéo dài thì phần lớn các hộ chăn nuôi và ngay cả những hộ trang trại lớn cũng sẽ không trụ được”, ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) phát biểu.
Đáng lo hơn theo quy luật hè tới là giá lợn giảm, như vậy, giá sẽ còn giảm nữa. Và như thế, không chỉ người chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề mà còn kéo theo nhiều hệ lụy tới hoạt động kinh doanh đầu vào của ngành chăn nuôi như sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo Hội nghị |
Tình hình nghiêm trọng đến mức sáng 24/4, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị tìm giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi để tìm lối thoát cho ngành chăn nuôi lợn.
“Thịt lợn đang chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi nhưng đang có “khủng hoảng thừa” nghiêm trọng?”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tỏ rõ sự lo lắng.
Trong khi giá lợn hơi giảm thê thảm, người chăn nuối khốn đốn đến mức độ đơn vị chủ quản đã phải có một cuộc họp bàn cách “giải cứu” nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn với giá không hề thay đổi. “Dù giá heo của nông dân bán giảm thê thảm nhưng giá thịt trên thị trường vẫn không giảm bao nhiêu”, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi công nhận.
Đây là hệ quả của một thời kỳ phát triển nóng và hệ lụy của những tồn tại bất cập về thị trường, đặc biệt là thị trường thịt lợn.
Điều mà cơ quan quản lý lo hơn cả là sau cơn khủng hoảng thừa, người chăn nuôi bỏ chuồng bỏ trại không nuôi lợn, liệu thị trường có lại rơi vào cơn khủng hoảng thiếu kéo theo hệ lụy ảnh hưởng đến bữa cơm, thu nhập của người lao động thu nhập thấp, ảnh hưởng đến bữa cơm hàng triệu người nghèo vốn đang thiếu thịt?
Như vậy, giải cứu cho giá lợn hơi không chỉ vì người chăn nuôi, vì những đơn vị kinh doanh, sản xuất thức ăn chăn nuôi mà còn vì hàng chục triệu người tiêu dùng.
Lối thoát
Nguyên nhân chính khiến cho giá lợn hơi sụt giảm, ngành nuôi lợn rơi vào khủng hoảng thừa là do nguồn cung hiện đang vượt xa so với sức tiêu thụ của thị trường trong nước.
Trong 15 năm qua, chăn nuôi Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 5-6%/năm. Đến năm 2016, sản lượng thịt các loại đã tăng gấp gần 3 lần sau 15 năm và đạt 5,2 triệu tấn (thịt lợn chiếm 3,9 triệu tấn). Trong khi hiện phần lớn thị trường là bán thịt tươi ngay, hoạt động chế biến sâu, bảo quản lâu còn rất kém, lại chủ yếu là tiêu thụ ngay trong nước, xuất khẩu rất ít, kết nối thị trường xuất khẩu chưa tốt; phần lớn vẫn là chăn nuôi diễn ra nhỏ lẻ trong dân nhiều. Vì vậy, người chăn nuôi gặp nhiều rủi ro trước những biến động thị trường.
Bộ trưởng Cường đề nghị các DN, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung cấp các yếu tố đầu vào cho chăn nuôi như thuốc thú y, thức ăn gia súc… nên chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi. Sự chia sẻ này cũng là hình thức “nuôi dưỡng nguồn cầu” của DN trong tương lai.
“Chúng ta đã đồng hành và cùng thắng lợi trong 20 năm, đến giờ bà con chăn nuôi khó khăn thì cần phải chia sẻ. Đây là văn hoá, là trách nhiệm của các DN để cùng phát triển và tồn tại”, Bộ trưởng Cường kêu gọi. Ông cũng mong những trang trại, những DN chăn nuôi quy mô có lợn đến lứa xuất bán thịt thì tạm thời hoãn lại để nhường thị phần trên thị trường cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Vũ Văn Tám cũng đề nghị giảm giá thức ăn chăn nuôi và “DN thu mua cố gắng tăng cường thu mua lợn quá lứa”.
Hội nghị đã thống nhất các giải pháp “giải cứu” ngành nuôi lợn. Đó là có chính sách phù hợp khoanh nợ, giãn nợ cho người chăn nuôi. Nên tạm dừng tạm nhập tái xuất thịt để tạo ra dư địa thị trường. Nhanh chóng tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn theo hướng quy mô hóa, mở rộng chăn nuôi tập trung, giảm con số hộ chăn nuôi từ 3 triệu hộ xuống mức thấp hơn. Tăng chất lượng heo nái để giảm số heo nái từ 4,2 triệu con hiện nay xuống 3 triệu con vào năm 2020 nhưng vẫn có hiệu suất như 4,2 triệu con. Bộ gợi ý hộ chăn nuôi tùy điều kiện từng nơi, có thể lựa chọn vật nuôi khác như nuôi trâu, bò, lợn…
Ngay tại Hội nghị, một số DN đã chia sẻ thực trạng khó khăn của ngành chăn nuôi và đã có những đóng góp hữu ích. Ông Phạm Văn Học, Phó Tổng giám đốc Công ty Dabaco Việt Nam cho biết, công ty đã giảm giá thức ăn 5-7% từ tuần trước, giảm giá bán con giống. Ông kiến nghị Bộ NN&PTNT cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cảnh báo cho người chăn nuôi và các DN. Đồng thời giảm đàn nái, không để phát triển ồ ạt và cần thành lập hiệp hội chuyên về chăn nuôi heo.
Góp thêm ý kiến, ông Võ Anh Dũng, đại diện Công ty Nam Hà Nội cho rằng, để hỗ trợ người chăn nuôi thì cần hỗ trợ các DN thu mua. Công ty của ông đang hỗ trợ người chăn nuôi bằng cách mua cao hơn giá thị trường 2 với giá là 23.000 đồng/kg. “Chúng tôi cũng sẽ giảm giá bán thịt từ ngày mai, giảm giá bán thịt cho các trường học, cho nhóm công nhân… Họ vẫn được ăn thịt sạch với giá bình dân”, ông Dũng khẳng định.