Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
TP.HCM: Khởi nghiệp cần cơ chế để bứt phá | |
Đề án 844: Thúc đẩy startup bước tiến dài | |
Cơ hội cho các Start-up Việt tiến vào thị trường châu Á |
Bắt nhịp với những diễn biến nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), một trong những cách thức ứng phó phù hợp được Việt Nam đưa ra là đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup). Các định hướng chính sách cho thấy, hoạt động khởi nghiệp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm.
Ảnh minh họa |
Ở vai trò của người kinh nghiệm từng làm việc cho một quỹ lớn 3 tỷ USD, hàng năm có chương trình tài trợ cho các Fintech, ông Csaba Bundik, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, đầu tiên là về giáo dục cho khởi nghiệp, kinh doanh, để hiểu về khởi nghiệp, từ đó “dám” khởi nghiệp.
Thông qua giáo dục, trường học nhằm trang bị kiến thức cơ bản, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, ý tưởng cho mỗi học sinh, sinh viên từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuyển đổi số; giúp các em nhận thức tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức, khởi nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0, là tiền đề và nguồn nhân lực cho việc phát triển nền kinh tế số.
Bởi toàn cầu hoá và CMCN4.0 không phải là một viễn cảnh xa vời, mà nó đã, đang tác động trực tiếp, làm thay đổi nhiều mặt của đời sống, trong đó có giáo dục - đào tạo. Vì vậy, nhà trường cũng cần liên tục cập nhật các xu hướng công nghệ thế giới - kỹ năng, truyền cảm hứng thúc đẩy nguồn năng lượng, giúp họ nắm được xu thế, thách thức, cơ hội, rủi ro, đúc rút kinh nghiệm khi lập nghiệp.
Để biến khả năng và cơ hội thành hiện thực, cần tạo ra hệ sinh thái cho thế hệ trẻ khởi nghiệp và phát triển, góp phần luân chuyển dòng chảy sáng tạo ngay trong môi trường nhà trường, tạo cơ hội để các em trải nghiệm. Với định hướng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tiếp tục phát động Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2019 và yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng triển khai cuộc thi tới học sinh, sinh viên thuộc đơn vị mình.
Đây là lần thứ hai cuộc thi được triển khai tại các trường trung học phổ thông và trường đại học, cao đẳng trên cả nước không chỉ nhằm khích lệ học sinh, sinh viên xây dựng và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp khi còn chưa tốt nghiệp, đồng thời tạo cầu nối để học sinh, sinh viên có thể tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Mà còn nhằm thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665 của Thủ tướng Chính phủ.
Nước ta đang có phong trào khởi nghiệp mới thành công nhưng chưa mạnh mẽ. Trong năm tới, Thủ tướng và Chính phủ sẽ có quyết sách để ý tưởng khởi nghiệp mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ vừa phê duyệt đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia", thành lập các trung tâm đổi mới, sáng tạo. Năm 2019, Chính phủ sẽ phê duyệt đề án chuyển đổi số quốc gia, tạo tiền đề cho các mô hình khởi nghiệp thành công. Đó cũng là những thông điệp quan trọng Thủ tướng gửi tới phiên hiến kế về startup và các mô hình kinh doanh mới trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội.