WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay ở mức 6,8%
TIN LIÊN QUAN | |
WB dự báo GDP Việt Nam năm 2018 tăng 6,8% | |
WB nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam |
Từ năm 2017 trở về trước theo số liệu của Tổng cục Thống kê |
Tăng trưởng khu vực EAP chậm lại
Đánh giá chung với khu vực EAP, theo báo cáo, các yếu tố kết hợp như tình trạng căng thẳng thương mại, Fed tăng lãi suất, thị trường tài chính biến động ở nhiều nền kinh tế mới nổi trong những tháng qua, tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục chững lại… đã làm tăng tình trạng bất định về triển vọng tăng trưởng của khu vực. Đồng thời, lạm phát cũng bắt đầu tăng lên ở nhiều nước.
Với những yếu tố đó, WB dự báo tăng trưởng kinh tế ở khu vực EAP sẽ đạt 6,3% trong năm 2018, thấp hơn so với thực hiện năm 2017. Trong đó, tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại còn 6,5%; tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển khu vực EAP, ngoại trừ Trung Quốc, ổn định ở mức trung bình 5,3% từ năm 2018 - 2020.
Triển vọng tăng trưởng ở các nền kinh tế nhỏ hơn trong EAP vẫn vững, ở mức bình quân trên 6% mỗi năm tại Campuchia, Lào, Mông Cổ và Miến Điện trong giai đoạn từ 2018 - 2020. Tăng trưởng ở các quốc đảo Thái Bình Dương cũng được cho là vẫn tương đối ổn định, dù rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc thiên tai.
Theo ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, phụ trách khu vực EAP, trong bối cảnh rủi ro tăng lên, các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực EAP cần vận dụng đầy đủ các chính sách tái cơ cấu, cẩn trọng kinh tế vĩ mô sẵn có để bình ổn các cú sốc bên ngoài và nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
GDP Việt Nam dự báo tương đương năm ngoái
Với Việt Nam, báo cáo nhìn nhận triển vọng trong trung hạn tiếp tục được cải thiện.
Tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt khoảng 6,8% trong năm 2018, tương đương với thực hiện năm 2017, trước khi chững lại ở mức 6,6% năm 2019 và 6,5% năm 2020, do sức cầu trên thế giới dự kiến chững lại theo chu kỳ. Như vậy, dự báo các mức tăng trưởng này vẫn giữ nguyên như WB từng đưa ra hồi tháng 6/2018.
Mặc dù nền kinh tế có khởi sắc hơn, nhưng dự kiến lạm phát vẫn xoay quanh mục tiêu 4% của Chính phủ.
Cân đối tài khoản vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong ngắn hạn, nhưng mức độ thặng dự sẽ giảm dần từ năm 2019 do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ.
Tình hình ngân sách được củng cố dự kiến sẽ kiềm chế được nợ công trong kỳ dự báo.
Báo cáo khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần tận dụng môi trường kinh tế thuận lợi để đẩy mạnh những chính sách giúp tăng khả năng chống chịu của kinh tế vĩ mô và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.