Xu hướng tăng lạm phát năm 2016 chủ yếu do điều chỉnh giá
CPI tháng 8 chỉ tăng 0,1% - thấp nhất kể từ tháng 2 | |
Điều hành CSTT chủ động linh hoạt để kiểm soát lạm phát, ổn định KTVM | |
NFSC: Nếu không tính y tế, giáo dục lạm phát năm 2016 chỉ khoảng 3,5 – 4% |
Tốc độ tăng CPI, T1/2013-T8/2016, %
(Nguồn: TCTK) |
Nhìn lại diễn biến lạm phát tháng 8, NFSC cho biết, mặc dù lạm phát (so với cùng kỳ) tiếp tục xu hướng tăng nhưng mức độ tăng đã giảm dần. Cụ thể chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2016 tăng 0,1% so với tháng 7/2016 và 2,57% so với cùng kỳ năm trước (CPI tháng 7 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 2,39% so với cùng kỳ).
Bên cạnh đó, đóng góp vào mức tăng CPI của tháng 8 chủ yếu là nhóm dịch vụ y tế (tháng 8 tăng 8,12% so với tháng 7), tiếp theo là nhóm dịch vụ giáo dục (tháng 8 tăng 0,5% so với tháng 7).
Trong khi, các nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính CPI là lương thực, thực phẩm đều giảm so với tháng 7 (lương thực giảm 0,35%, thực phẩm giảm 0,19%), nhóm giao thông giảm 1,97% so với tháng trước do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giảm giá xăng trong tháng 7.
Đặc biệt, lạm phát cơ bản (lạm phát loại trừ lương thực - thực phẩm; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) vẫn duy trì ở mức dưới 2%. "Như vậy, xu hướng tăng lạm phát trong năm 2016 chủ yếu do tác động của điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục; chứ không phải do sức ép từ tổng cầu", NFSC nhận xét.
Lạm phát cơ bản kể từ đầu năm, (% tăng so với cùng kỳ)
| T1 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | T8 |
Lạm phát | 1,72 | 1,93 | 1,64 | 1,76 | 1,87 | 1,88 | 1,85 | 1,88 |
Phân rã lạm phát cũng cho thấy, thành phần lạm phát dài hạn vẫn duy trì ở mức thấp nhờ các yếu tố cơ bản như tổng cầu (lạm phát cầu kéo) và chi phí sản xuất (lạm phát chi phí đẩy) ổn định, song thành phần lạm phát có tính chu kỳ sau khi ngừng tăng trong tháng 6 và 7 đã tăng nhẹ trở lại trong tháng 8 do chịu tác động của chu kỳ tăng giá mới (điều chỉnh giá dịch vụ y tế).