Cần nhanh chóng khống chế dịch tả lợn châu Phi
Tái bùng phát
Những tháng qua, chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã nỗ lực khống chế dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Nhờ đó, từng bước các điểm dịch được cơ bản được kiểm soát. Người chăn nuôi lợn đang dần tái đàn để khôi phục hoạt động chăn nuôi.
Chị Nguyễn Thị Hiếu ở thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) là một trong những hộ chăn nuôi với quy mô khá lớn với hơn chục con lợn nái và hàng trăm lợn thịt, chia sẻ, mỗi năm chị xuất bán ra thị trường hơn 10 tấn thịt lợn hơi, mang về cho gia đình nguồn thu nhập cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, năm 2019 hàng trăm con lợn của gia đình bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại lớn. Đến nay, gia đình đang chuẩn bị vệ sinh chuồng trại để tái đàn, phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
![]() |
Người chăn nuôi rất lo lắng khi dịch bệnh tái bùng phát |
Theo chị Hiếu, việc tái đàn cũng phải làm từng bước và thận trọng, nếu không sẽ rất rủi ro và sẽ càng khó khăn hơn. Không riêng gia đình chị, mà nhiều hộ chăn nuôi cũng có tâm lý e dè đó.
Theo đại diện Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cư M’gar, hầu hết người chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn về tài chính trong việc tái đàn; tiếp đến là việc khan hiếm nguồn giống và giá thành con giống tăng cao. Trước đây, giá mỗi con giống chỉ ở mức từ 600 ngàn đến 1,5 triệu đồng/con lợn giống thì hiện nay giao động từ 2 -3,5 triệu đồng mỗi con. Chính vì nguyên nhân này, đàn lợn của địa phương không thể tăng. Hiện tổng đàn lợn của toàn huyện Cư M’gar là khoảng 22.670 con, giảm 40% so với trước khi xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trong lúc nhiều hộ chăn nuôi đang chuẩn bị tái đàn thì vào đầu tháng 8, dịch tả lợn châu Phi tái lại bùng phát tại huyện Cư M’gar khiến người dân không khỏi lo lắng. Trước thực trạng này, ngày 1/9/2020, UBND huyện Cư M’gar đã ban hành quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Theo đó, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại địa phương từ ngày 17/8/2020. Vùng có dịch là các xã Ea Tar, Quảng Tiến, Ea M’nang và thị trấn Quảng Phú. Để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh lây lan, UBND huyện Cư M’gar yêu cầu trong thời gian có dịch, thực hiện việc vận chuyển, giết mổ lợn trong vùng dịch theo quy định tại Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, tính đến cuối tháng 8/2020, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 3 xã gồm xã Ea Tar, Quảng Tiến và Ea M’nang, với 71 con lợn mắc bệnh, trọng lượng phải tiêu hủy là hơn 2.700kg.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar đánh giá, nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn là do một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang đẩy mạnh tái đàn mà con giống lại chủ yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái không rõ nguồn gốc. Các ổ dịch vừa tái phát hầu hết xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm điều kiện an toàn và không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học.
Cùng với đó, tại địa bàn giáp ranh xã Ea M’nang của huyện Cư M’gar với xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn) thường diễn ra việc vận chuyển lợn từ huyện Cư M’gar về cung ứng cho điểm giết mổ tập trung ở xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn). Các phương tiện vận chuyển qua lại không được phun độc khử trùng thường xuyên. Đây cũng được xác định là tác nhân gây ra mầm bệnh lây dịch trong thời gian vừa qua.
Cần nhanh chóng khống chế dịch
Trước thực trạng này, các ngành chức năng của tỉnh Đăk Lăk đã nhanh chóng vào cuộc, kịp thời khống chế dập dịch, không để bùng phát trên diện rộng. Mặc dù vậy, nhưng nguy cơ lây lan vẫn rất cao, bởi việc mua bán, trao đổi, vận chuyển động vật trên địa bàn các huyện đang khó kiểm soát.
Cùng với đó, nhiều hộ chăn nuôi khi tái đàn thường mua con giống trôi nổi trên thị trường. Đây cũng là một trong những nguy cơ khiến tái phát dịch nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, chính quyền địa phương, ngành chăn nuôi đang cấp bách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ vật nuôi.
Để kịp thời khống chế và kiểm soát tình hình dịch tả lợn châu Phi, cơ quan chức năng địa phương đang nỗ lực giám sát ngăn chặn, khống chế, không để phát sinh, lây lan dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar đề nghị chính quyền các xã và các hộ chăn nuôi chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh và giám sát chặt các tuyến thường xuyên vận chuyển lợn, thu mua lợn. Đồng thời, kiểm soát đặc biệt đối với các địa phương như xã Cư Suê, xã Ea H’đing, Quảng Hiệp, thị trấn Quảng Phú, thị trấn Ea Pốk, là những tuyến liên thông với các xã vừa có lợn mắc bệnh được phát hiện trong thời gian vừa qua.
Hiện ngành chức năng của huyện Cư M’gar đã cấp, phát hóa chất và vôi bột để tiêu độc, khử trùng tại các thôn có dịch và khu vực tiêu hủy lợn; ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên địa bàn đối với các xã có dịch. Đồng thời, thành lập các chốt kiểm dịch, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm từ lợn, phương tiện ra vào địa bàn có dịch.
UBND huyện Cư M’gar cũng chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan liên quan và các xã, thị trấn khẩn trương triển khai đồng bộ những giải pháp phòng, chống và khống chế dịch bệnh, bảo đảm môi trường chăn nuôi. Cụ thể, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nơi có ổ dịch, các địa bàn thuộc vùng bị dịch uy hiếp thực hiện quyết liệt những biện pháp phòng, chống dịch, nhanh chóng dập dịch, không để lây lan diện rộng. Riêng các địa phương chưa có dịch, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch; tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch, sớm phát hiện ổ dịch khi mới phát sinh, kịp thời khoanh vùng, cách ly, khống chế.
Các tin khác

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Trụ vững, phát triển nhờ nguồn vốn từ Agribank

Nâng “chất” cho nông nghiệp tuần hoàn

Xây dựng nông thôn mới "đụng" thách thức

Đắk Lắk khó khăn trong hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS

Gỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”

Vốn ngân hàng tiếp sức người dân nuôi tôm

Bến Tre: Gần 26.500 hecta sản xuất nông nghiệp sạch đạt chuẩn

TP. Hồ Chí Minh khuyến khích đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp

Đồng Nai muốn đưa doanh thu của kinh tế tập thể lên hơn 16 tỷ đồng/năm

Tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng “hạt nhân” đồng bằng sông Hồng

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
