Cho vay tam nông ở Đắk Nông
![]() | Vốn ngân hàng “nở hoa” trên Tây Nguyên |
![]() | Phụ nữ Agribank tô thắm thêm phong trào “hai giỏi” |
![]() | Agribank Trà Vinh dẫn đầu trong công tác “Tam nông” |
Khẳng định vai trò tiên phong
Đắk Nông - địa phương có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp phát triển nông nghiệp. Tỉnh cũng đã xác định 3 trụ cột để phát triển kinh tế gồm: công nghiệp khai thác và năng lượng tái tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch sinh thái kết hợp phát triển văn hóa.
Đến nay, Đắk Nông đã định hình, phát triển được 23 sản phẩm chủ lực, ngành hàng thế mạnh, ngành hàng tiềm năng; hỗ trợ phát triển, công nhận 60 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; hình thành 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nhận 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô hơn 2.400 ha; xây dựng được 15 thương hiệu, nhãn hiệu tập thể và 1 chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm hồ tiêu Đắk Nông. Toàn tỉnh có 3 liên hiệp HTX, 203 HTX nông nghiệp với các lĩnh vực hoạt động đa dạng; thị trường xuất khẩu được mở rộng đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng khá, giá trị đạt khoảng 800 triệu USD/năm…
Đóng góp vào những thành công chung đó, không thể không kể đến nguồn vốn tín dụng từ Agribank. Với phương châm lấy nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm “mặt trận” chính trong chiến lược phát triển, Agribank Đắk Nông đã và đang khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.
![]() |
Mô hình phát triển trang trại từ vốn vay Agribank của ông Nguyễn Văn Vinh ở Đắk Mil |
Để thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra, Agribank Đắk Nông đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, ban ngành liên quan tại địa phương đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về chính sách tín dụng, các sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Là khách hàng của Agribank đã hơn 20 năm nay, ông Nguyễn Văn Vinh trú xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng, với hai bàn tay trắng từ quê nhà ở Nghi Lộc (Nghệ An) cả gia đình ông dắt díu nhau vào Tây Nguyên lập nghiệp. Trải qua bao thăng trầm cùng với sự hỗ trợ của Agribank Đắk Nông, đến nay gia đình ông có trang trại rộng hơn 3,5 ha trồng cà phê, hồ tiêu, nuôi heo… Doanh thu mỗi năm khoảng 1,3 tỷ đồng. Thời điểm ông vay Agribank nhiều nhất lên đến 1,5 tỷ đồng để đầu tư mua đất rẫy. Hiện, mô hình trang trại của gia đình đang phát triển hiệu quả và cho thu nhập ổn định. Ngoài phát triển kinh tế cho gia đình, trang trại của ông Vinh còn tạo việc làm cho 6 lao động địa phương, với thu nhập ổn định 7 triệu đồng/người/tháng... Ông Vinh khẳng định, nếu không có đồng vốn vay của Agribank hỗ trợ thì rất khó có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
Cũng là khách hàng lâu năm của Agribank ở Đắk Nông còn có gia đình ông Lưu Như Bích ở xã Nam Bình, huyện Đắk Song. Gia đình ông Bích vừa làm rẫy vừa sản xuất chế biến cà phê sạch với thương hiệu Rừng Lạnh. Ông Bích vốn quê ở Hà Tĩnh sau đó di dời vào làm ăn ở Đắk Nông và gắn bó với Agribank cả hàng chục năm nay. Cũng như ông Vinh, từ lúc chân ướt, chân ráo vào với mảnh đất cực nam của Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, đến nay gia đình ông Bích sở hữu 15 ha trồng cà phê, hồ tiêu, sầu riêng. Bên cạnh đó là dây chuyền sản xuât cà phê sạch, trở thành mô hình làm kinh tế giỏi ở địa phương…
Ông Lưu Như Bích chia sẻ, làm nông nghiệp vất vả đã đành mà rủi ro rất lớn. Lúc được mùa thì mất giá, lúc được giá thì mất mùa, rồi dịch bệnh, thiên tai... Nhưng, nhờ đồng vốn vay từ Agribank, không chỉ riêng ông mà còn nhiều người khác đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chân chính.
Nỗ lực ứng dụng công nghệ
Theo đại diện Agribank Đắk Nông, phần lớn các chương trình tín dụng chi nhánh đang thực hiện là dành cho cho nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, nhiều chương trình đang mang lại hiệu quả cao như, cho vay tái canh cà phê; cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; cho vay dự án phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông...
Trong thời gian gần đây, nhằm giải quyết những khó khăn, giúp đỡ khách hàng tái sản xuất, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh… Agirbank Đắk Nông đã triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, cho vay mới để chuyển đổi các loại hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, chi nhánh cũng đẩy mạnh cho vay các chương trình phù hợp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho khách hàng. Đồng thời, rà soát những đối tượng khách hàng đủ điều kiện thực hiện chính sách miễn, giảm lãi suất, cơ cấu nợ đối với các khách hàng gặp khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng được trả nợ, giảm nợ xấu...
Bởi vậy, không chỉ là chỗ dựa tin cậy của nhà nông, trong nhiều năm qua, Agribank Đắk Nông còn từng bước trở thành người bạn đồng hành thân thiết, đáng tin cậy đối với nhiều doanh nghiệp ở địa phương. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đồng Thủy ở huyện Đắk Song cho biết, doanh nghiệp của ông chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản và điện mặt trời… Hiện, công ty đang có dư nợ 14,3 tỷ đồng tại Agirbank Đắk Nông. Những năm gần đây, với sự trợ sức từ ngân hàng đã góp phần để doanh nghiệp vượt qua nhiều thời điểm khó khăn, giải quyết việc làm ổn định thường xuyên cho 10 công nhân, mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng...
Song song, với đẩy mạnh kinh doanh, xác định chuyển đổi số là cốt lõi cho sự phát triển bền vững, thời gian qua cùng với cả hệ thống Agribank Đăk Nông đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ trực tuyến đến khách hàng, đối tác góp phần giảm chi phí và thời gian trong các giao dịch. Theo đó, chi nhánh đã tập trung ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như, xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); thanh toán qua Agribank E-Mobile Banking, Internet Banking, qua mã QR, VietQR; giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động… Qua đó, cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán hàng ngày như điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí, chuyển tiền… từ điện thoại, máy tính có kết nối internet mà không cần đến ngân hàng.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 44 máy ATM của Agribank Đắk Nông. Trong đó, có 3 máy CDM (2 máy tại TP. Gia Nghĩa và 1 máy tại Đắk R’lấp). CDM là dòng máy ATM hiện đại bậc nhất của Agribank, với cả hai tính năng là gửi và rút tiền tự động. Các giao dịch như, nộp tiền, gửi tiết kiệm phát sinh… đều được khách hàng thực hiện tại máy, không cần phải vào trụ sở giao dịch ngân hàng... Nhờ ứng dụng công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số, các sản phẩm dịch vụ của Agribank Đắk Nông đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số chung của địa phương. Những nỗ lực của Agribank Đắk Nông góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở địa phương, góp sức thực hiện thành công mục tiêu đưa Đắk Nông trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025 và phát triển khá vào năm 2030 trên mảnh đất Tây Nguyên.
Các tin khác

“Số hóa” tín dụng chính sách

An Giang: Hiệu quả nguồn vốn vay phục hồi phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp sức cho Tân Kỳ giảm nghèo bền vững

Hợp tác giúp hội viên nông dân tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông

Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Quảng Ngãi: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 4.709 tỷ đồng

Agribank - 35 năm vững bước cùng “tam nông”

Đồng Tháp: Hệ thống quỹ tín dụng cho vay hơn 900 tỷ đồng

Bến Tre: Chỉ đạo tăng cường cho vay qua tổ vay vốn

Vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững

KonTum: Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

VietinBank ưu đãi lãi suất trong lĩnh vực nông nghiệp

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác
