Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Con đường xuất khẩu xanh vào thị trường EU

Tuyết Anh
Tuyết Anh  - 
Bà Đỗ Thị Hồng Duyên, Phó chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (GGSC) cho biết, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là một phần quan trọng trong Thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, quy định rõ bắt đầu từ tháng 1/2026, các nhà nhập khẩu vào EU phải khai báo lượng khí thải carbon của nhiều loại hàng hóa như thép, nhôm, xi măng và phân bón...
aa
Thúc đẩy hợp tác với thị trường EU Gạo Việt khởi sắc trên thị trường EU Xuất khẩu nông sản vào EU: Cơ hội và thách thức từ thị trường khó tính

“Việc tuân thủ CBAM có thể mở ra con đường cho các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa xuất khẩu và củng cố vị thế tại thị trường châu Âu - một thị trường đặt môi trường làm trung tâm. Mặc dù, quá trình chuyển đổi không đơn giản, nhất là đối với các ngành công nghiệp phát thải nhiều carbon, nhưng đó cũng là một cơ hội cho những doanh nghiệp tiên phong và có chiến lược. Điều này sẽ không chỉ giảm thiểu rủi ro, mà còn giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế xanh toàn cầu”, bà Duyên nhấn mạnh.

Bàn về vấn đề này, bà Hồ Thị Quyên, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, EU đã triển khai CBAM nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sản xuất sạch. Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

CBAM không chỉ yêu cầu minh bạch về lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất, mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sạch và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình nâng cao năng lực xuất khẩu xanh để tuân thủ quy định và tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng vào các thị trường lớn, đặc biệt là châu Âu.

Theo số liệu báo cáo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung 4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu tăng 13,0%, nhập khẩu tăng 18,6%. Riêng xuất khẩu sang thị trường 27 nước EU tiếp tục ghi đậm dấu ấn trong 4 tháng đầu năm 2025, tăng gần 13% so với cùng kỳ, đạt 18,5 tỷ USD, là một trong những thị trường xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao của nước ta. Điều này cho thấy EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng đối với Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc tuân thủ CBAM đòi hỏi sự chủ động rất cao từ phía doanh nghiệp như đầu tư vào công nghệ sạch, cải thiện quy trình sản xuất, xây dựng hệ thống quản lý phát thải và nâng cao năng lực báo cáo, xác minh dữ liệu phát thải. Việc chuyển đổi sản xuất xanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng với mỗi doanh nghiệp mà còn tác động tới cả chuỗi cung ứng.

Ông William L Nolten, Thành viên Ban Quản trị Rexil Asia nhấn mạnh, CBAM là một công cụ bắt buộc, tập trung vào lượng khí thải carbon ở cấp độ sản phẩm (PCF) đối với các mặt hàng cụ thể nhập khẩu vào EU, khác với GHG Protocol mang tính tự nguyện và đánh giá ở cấp độ doanh nghiệp (CCF). Sự ra đời của CBAM, cùng với các quy định khác như Quy định Ngăn chặn Phá rừng của EU (EUDR) và các đạo luật tương tự ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, đang tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp quốc tế, nhất là các nước đang phát triển trong việc quản lý và báo cáo phát thải.

“CBAM nhìn chung đặt ra thách thức cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, bao gồm các yêu cầu ngày càng cao về báo cáo phát thải, sự phức tạp trong thu thập số liệu và mức độ cạnh tranh gia tăng khi các nhà nhập khẩu EU sẽ ưu tiên hàng hóa có cường độ phát thải thấp. Để đối phó các quy định mới, doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu kỹ về CBAM, rà soát quy trình sản xuất và xây dựng cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính. Nhất là việc thực hiện kiểm kê phát thải và cường độ phát thải trên mỗi sản phẩm, từ đó lên kế hoạch giảm phát thải một cách hiệu quả, ví dụ như sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa công nghệ”, ông William L Nolten khuyến nghị.

Hiện rất nhiều doanh nghiệp có quy mô trung bình lớn, thậm chí là doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam cũng đang trong tiến trình chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy quá trình phi carbon hóa. Về vấn đề này, bà Nina Miron Claudia, chuyên viên chính sách Tổng cục Thuế và Liên minh Hải quan châu Âu của Ủy ban châu Âu (EC) thông tin thêm, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển, EC đã đề xuất các biện pháp đơn giản hóa CBAM, như giới thiệu ngưỡng tối thiểu mới (de minimis) là 50 tấn/nhà nhập khẩu/năm đối với tổng lượng nhập khẩu sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón, nhằm giảm gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp nhỏ mà vẫn đảm bảo hiệu quả về môi trường. CBAM khẳng định sự cởi mở đối với các nỗ lực phi carbon hóa ở các nước thứ ba thông qua phương pháp luận “phát thải thực tế” và khấu trừ giá carbon đã trả ở các nước này.

Theo Quyết định số 232/QĐ-TTg, Việt Nam sẽ triển khai thí điểm hệ thống giao dịch phát thải (ETS), tạo nền tảng cho việc định giá carbon trong nước. Đồng thời, Thủ tướng cũng giao trách nhiệm và yêu cầu các bộ và cơ quan liên quan thành lập, phát triển thị trường carbon phù hợp với pháp luật và điều kiện thực tiễn, định hướng phát triển quốc gia, cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Tuyết Anh

Tin liên quan

Tin khác

Liên kết là chìa khóa để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Liên kết là chìa khóa để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97%. Trong 5 tháng năm 2025, cả nước có gần 66.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 647,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 453.900.
Từ thanh toán không tiền mặt đến tương lai tài chính toàn diện

Từ thanh toán không tiền mặt đến tương lai tài chính toàn diện

Vai trò của trung gian thanh toán và ví điện tử không chỉ giới hạn ở vấn đề thanh toán mà còn giúp cho ngân hàng, tổ chức tài chính có thể tiếp cận khách hàng.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

Từ ngày 19-22/6, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Tuần lễ giống, nông nghiệp công nghệ cao và sinh vật cảnh năm 2025 với chủ đề “Nông nghiệp thành phố gắn với hội nhập ASEAN”. Sự kiện này nhằm giới thiệu những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp công nghệ cao của thành phố và tăng cường kết nối với các nước trong khu vực.
Doanh nghiệp đẩy mạnh số hóa quy trình vay tiêu dùng

Doanh nghiệp đẩy mạnh số hóa quy trình vay tiêu dùng

Trong bối cảnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng, số hóa trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, đồng thời đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng. Qua đó, góp phần định hình một thị trường tài chính tiêu dùng hiện đại, linh hoạt và dễ tiếp cận hơn.
HSG vượt kế hoạch lợi nhuận, không bị ảnh hưởng bởi thuế quan Mỹ

HSG vượt kế hoạch lợi nhuận, không bị ảnh hưởng bởi thuế quan Mỹ

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh tích cực trong 8 tháng đầu niên độ tài chính (NĐTC) 2024-2025, với lợi nhuận sau thuế đạt 567 tỷ đồng, vượt 13% so với kế hoạch năm theo phương án cao nhất. Điều đáng chú ý là Tập đoàn khẳng định chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.
Hướng đi nào cho sầu riêng Đắk Lắk?

Hướng đi nào cho sầu riêng Đắk Lắk?

Trong chưa đầy một thập kỷ, cây sầu riêng đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành “ngôi sao mới” của ngành nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang xuất khẩu tỷ đô, ngành hàng này - đặc biệt là tại thủ phủ sầu riêng Đắk Lắk - đang đối mặt nhiều thách thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược để phát triển bền vững.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn kinh tế 2025 quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào kỷ nguyên AI

TP. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn kinh tế 2025 quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào kỷ nguyên AI

Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch tổ chức Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 6/2025 (HEF 2025) với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo - Từ công nghệ đến thực tiễn" ("Artificial Intelligence - From Technologies to Applications"). Diễn đàn dự kiến diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30/11/2025, nhằm quảng bá tiềm năng hợp tác, phát triển kinh tế, du lịch và cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn của thành phố trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học hàng đầu thế giới - mời tuyển 500 nhà khoa học toàn cầu

VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học hàng đầu thế giới - mời tuyển 500 nhà khoa học toàn cầu

Trường Đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển Giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
MB hợp tác chiến lược cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ kết nối doanh nghiệp kiều bào EU

MB hợp tác chiến lược cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ kết nối doanh nghiệp kiều bào EU

Từ ngày 6 đến 8/6//2025, tại Thủ đô Brussels - Vương quốc Bỉ, MB phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ tổ chức chuỗi sự kiện thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU.
Mở "cánh cửa" mới cho nông sản Việt Nam tới Ohio, Hoa Kỳ

Mở "cánh cửa" mới cho nông sản Việt Nam tới Ohio, Hoa Kỳ

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Ohio (Hoa Kỳ) vừa đạt được những bước tiến đột phá, hứa hẹn tạo ra "cú hích" lớn cho ngành nông nghiệp hai nước. Với Biên bản ghi nhớ trị giá hơn 600 triệu USD, các bên đã thống nhất cùng nhau xây dựng mối quan hệ thương mại không cạnh tranh, mà bổ trợ cho nhau.