Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

CPI tại Nhật Bản đạt đỉnh hơn hai năm, gia tăng sức ép lên BoJ

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Theo dữ liệu vừa được công bố, lạm phát giá tiêu dùng lõi tại Nhật Bản trong tháng 4 đã tăng lên 3,5% so với cùng kỳ, ghi nhận mức tăng nhanh nhất kể từ hơn hai năm trở lại đây. Diễn biến này tiếp tục tạo áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc duy trì lộ trình nâng lãi suất.
aa
Kinh tế Nhật Bản giảm mạnh hơn dự báo Trái phiếu chính phủ Nhật Bản chịu áp lực sau đợt tăng lợi suất kỷ lục
CPI tại Nhật Bản đạt đỉnh hơn hai năm, gia tăng sức ép lên BoJ
Lạm phát lõi tại Nhật Bản đạt đỉnh hơn hai năm, gia tăng sức ép lên BoJ

Số liệu mới cho thấy BoJ đang đứng trước bài toán khó: cân bằng giữa áp lực lạm phát do giá thực phẩm tăng kéo dài và những lực cản tăng trưởng phát sinh từ các biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi - bao gồm giá năng lượng nhưng loại trừ thực phẩm tươi sống - đã tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức dự báo trung bình 3,4% của thị trường và cao hơn mức tăng 3,2% trong tháng 3.

Đây là mức tăng theo năm nhanh nhất kể từ tháng 1/2023 (4,2%) và cũng là tháng thứ 37 liên tiếp CPI lõi vượt ngưỡng mục tiêu 2% của BoJ.

Một chỉ số lạm phát khác - loại trừ cả giá năng lượng và thực phẩm tươi sống - vốn được BoJ sử dụng để đánh giá áp lực lạm phát từ phía cầu, đã tăng 3,0% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng nhẹ so với mức 2,9% của tháng 3.

BoJ đã kết thúc chương trình nới lỏng tiền tệ quy mô lớn kéo dài suốt một thập kỷ vào năm ngoái và đã nâng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% vào tháng 1.

Dù BoJ đã phát tín hiệu sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất, nhưng những hệ quả kinh tế do chính sách thuế quan của ông Trump gây ra đang khiến việc xác định thời điểm nâng lãi suất tiếp theo trở nên khó khăn hơn.

Dữ liệu sơ bộ mới được công bố cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã giảm 0,7% so với cùng kỳ trong quý I sau khi đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ, cao hơn nhiều so với mức giảm 0,2% theo dự báo trung bình của thị trường. Trước đó, GDP quý IV/2024 đã được điều chỉnh tăng 2,4%.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Đồng đô la tăng nhẹ, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng, giá vàng chạm 3.445 USD/oz - mức cao nhất trong hơn một tháng qua, khi thị trường lo ngại về xung đột Trung Đông… là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 16/6.
Thị trường cổ phiếu, tiền tệ vẫn bình lặng trước căng thẳng ở Trung Đông, giá vàng tăng nhẹ

Thị trường cổ phiếu, tiền tệ vẫn bình lặng trước căng thẳng ở Trung Đông, giá vàng tăng nhẹ

Thị trường chứng khoán châu Á vẫn giữ được bình tĩnh trong sáng thứ Hai (16/6), trong khi giá dầu tăng trở lại khi xung đột giữa Israel và Iran không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đồng USD cũng tăng nhẹ cùng giá vàng do nhu cầu trú ẩn an toàn.
Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Tuần này, sự leo thang xung đột giữa Israel và Iran đã ngay lập tức tác động mạnh đến các thị trường tài chính quốc tế, với giá dầu thô tăng vọt, vàng leo lên sát mức kỷ lục, chứng khoán toàn cầu chao đảo trong tâm lý bất ổn. Dòng tiền cũng đã dịch chuyển sang các tài sản mang tính trú ẩn an toàn.
Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên thông điệp “kiên nhẫn chờ đợi” trong cuộc họp chính sách sắp tới vào thứ Tư, động thái này có thể khiến họ tiếp tục "va chạm" với Tổng thống Donald Trump.
Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Một đề xuất từ Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz nhằm tước quyền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc chi trả lãi suất cho các ngân hàng gửi tiền tại Fed đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gây rối loạn đối với việc thực thi chính sách tiền tệ, theo cảnh báo từ các chuyên gia phân tích thị trường.
Chính quyền Trump đưa ra ba kịch bản cho "Ngày Giải phóng 2.0"

Chính quyền Trump đưa ra ba kịch bản cho "Ngày Giải phóng 2.0"

Một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang đến gần, với việc lệnh tạm hoãn 90 ngày đối với các mức thuế quan trong kế hoạch "Liberation Day - Ngày Giải phóng" dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 9/7.
Kinh tế Anh sụt giảm mạnh trong tháng 4 do tác động từ thuế quan

Kinh tế Anh sụt giảm mạnh trong tháng 4 do tác động từ thuế quan

Theo dữ liệu chính thức vừa được công bố, sản lượng kinh tế của Anh đã giảm mạnh trong tháng 4, phản ánh những cú sốc mở rộng từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan diện rộng, và việc chấm dứt chính sách giảm thuế đối với giao dịch bất động sản.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 12/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 12/6

Đồng USD giảm giá, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm trong bối cảnh đồng yên mạnh lên, giá vàng tăng lên mức cao nhất từ đầu tuần... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 12/6.
WB: Thương chiến kéo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất kể từ 1960

WB: Thương chiến kéo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất kể từ 1960

Thập niên 2020 có thể trở thành giai đoạn có mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất kể từ thập niên 1960, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo trong một báo cáo công bố hôm thứ Ba.
Fed sẽ chưa giảm lãi suất cho dù ông Trump tiếp tục kêu gọi

Fed sẽ chưa giảm lãi suất cho dù ông Trump tiếp tục kêu gọi

Mặc dù giá tiêu dùng tại Mỹ tăng thấp hơn dự kiến ​​vào tháng 5 và ông Trump tiếp tục kêu gọi Fed giảm lãi suất, nhưng theo các nhà kinh tế, lạm phát được dự báo ​​sẽ tăng tốc trong những tháng tới do tác động của thuế quan chính là lý do Fed sẽ chưa cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới.