Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Củng cố "sức mạnh mềm" để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh

Hương Giang
Hương Giang  - 
Bước vào kỷ nguyên mới, việc xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh trở thành nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, mang tính chiến lược trong phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đây là vấn đề được ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh khi nhắc đến các giải pháp nâng cao năng lực canh tranh cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
aa
Củng cố
Kinh doanh có trách nhiệm là một nội hàm quan trọng của văn hoá kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là "sức mạnh mềm"

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, văn hoá là nền tảng phát triển, là sức mạnh mềm của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi tập thể, mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi cá nhân. Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, là biểu hiện của văn hóa dân tộc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước là phát triển kinh tế luôn đi đôi với phát triển văn hóa. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Tại Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã đề ra nhiệm vụ xây dựng văn hóa kinh doanh gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hóa kinh doanh thế giới.

Trước yêu cầu cấp thiết được đặt ra, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, trong hành trình xây dựng, phát triển đất nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã và đang không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng văn hoá kinh doanh và bản sắc văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được quan tâm tương xứng.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bước vào kỷ nguyên mới, việc xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh trở thành nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, mang tính chiến lược trong phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đến năm 2045, để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, yêu cầu bắt buộc là đội ngũ doanh nhân Việt Nam phải có đạo đức, văn hóa kinh doanh ngang tầm thế giới. Doanh nhân Việt Nam phải có chung một hệ giá trị tư tưởng, triết lý kinh doanh, có bản sắc và những giá trị văn hoá kinh doanh đem lại sức mạnh mềm và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập.

Tuy nhiên, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh là nhiệm vụ chung, lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội; trong đó, các hiệp hội, tổ chức đại diện cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.

Theo Chủ tịch Phạm Tấn Công, thời gian qua VCCI đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động nhằm xây dựng và lan toả đạo đức, văn hoá kinh doanh Việt Nam. Theo đó, VCCI đã công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức Doanh nhân gồm: tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Đến nay, 6 quy tắc này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 để dạy cho các em học sinh; tích cực triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2024-2030”. Diễn đàn Văn hoá doanh nhân năm 2025 với chủ đề Kinh doanh có trách nhiệm là một trong số những hoạt động thực hiện đề án.

"Đặc biệt, kinh doanh có trách nhiệm là một nội hàm quan trọng của văn hoá kinh doanh. Kinh doanh có trách nhiệm đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam coi là chìa khoá để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng uy tín của doanh nghiệp và cả quốc gia; giảm thiểu các rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp cũng như quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chia sẻ.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc liêm chính, kinh doanh tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro và giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường. Theo quy định Liên Hiệp quốc, kinh doanh có trách nhiệm có nghĩa là nhà kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền con người, bảo vệ môi trường, thực hiện các trách nhiệm về quan hệ lao động cũng như trách nhiệm giải trình về mặt kinh tế, tài chính đối với nhà nước như thuế, các báo cáo tài chính… Ngoài ra, trong trường hợp pháp luật của quốc gia chưa đảm bảo đủ cho các điều kiện này, các nhà kinh doanh cần chủ động điều chỉnh hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Bắt nhịp xu hướng để tăng sức cạnh tranh

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định, kinh doanh có trách nhiệm đã và đang là xu hướng kinh doanh quan trọng, là biện pháp hữu hiệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ là họ không thể phát triển bền vững nếu xã hội không phát triển.

Bên cạnh đó, việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như môi trường hay thể hiện trách nhiệm với các bên liên quan trong hoạt động của mình có thể là cơ hội xây dựng mô hình kinh doanh mới hiệu quả và bền vững hơn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang áp dụng phổ biến bộ tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) để đánh giá mức độ phát triển bền vững và tác động phi tài chính của một doanh nghiệp. Thực hành ESG được xem là phương thức cụ thể để doanh nghiệp thể hiện triết lý kinh doanh có trách nhiệm.

Nhấn mạnh thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VCCI, Chủ tịch Phạm Tấn Công cho biết thêm, những năm qua VCCI đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành tổ chức nhiều hoạt động để vận động, nâng cao hiệu quả trong việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại các doanh nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế.

“VCCI đã xác định việc xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh là một trong ba nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ này. Chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức kinh doanh, thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm, nâng cao năng lực quản trị và gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc trong kỷ nguyên mới” - Chủ tịch Phạm Tấn Công khẳng định.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây được xem là nhiệm vụ lớn, tác động đến hơn 30% nguồn đóng góp vào GDP. Về vấn đề này, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có những thông tin chia sẻ với báo chí.
Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Không biết các bạn có cảm giác giống tôi không, dường như những “sự kiện thiên nga đen” đang diễn ra thường xuyên hơn trên toàn cầu?
Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đã nhanh chóng cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 03/NQ-CP với trọng tâm hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp, sáng tạo. Đây là một “trụ cột” để Việt Nam chuyển mình trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Tập đoàn Công nghệ Tài chính MoMo về khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt phát triển vươn tầm thế giới.
Đối thoại với CEO mới của Sacombank

Đối thoại với CEO mới của Sacombank

Tôi nhận trách nhiệm không để làm khác, mà để làm sâu: Sâu vào niềm tin, sâu vào quy trình và sâu vào trách nhiệm ngân hàng trong một nền kinh tế đang định hình trong kỷ nguyên vươn mình. Ông Nguyễn Thanh Nhung đã khẳng định như trên trong cuộc trao đổi đầu tiên sau khi nhận chức Quyền Tổng giám đốc Sacombank.
Nghị quyết 201: Đột phá chính sách cho phát triển nhà ở xã hội

Nghị quyết 201: Đột phá chính sách cho phát triển nhà ở xã hội

Tại Tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 5/6, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh Nghị quyết 201/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua là “tuyệt vời”.