Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đà Nẵng “tiếp sức” cho ngành vi mạch bán dẫn

Trung Anh
Trung Anh  - 
Với vị thế chiến lược cùng nhiều lợi thế về hạ tầng, chính sách và nguồn nhân lực, Đà Nẵng đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước, trong đó đặt trọng tâm vào 2 lĩnh vực mũi nhọn là vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng này, thành phố vẫn cần thêm các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa để thu hút đầu tư, đặc biệt trong ngành vi mạch bán dẫn - một trong những ngành công nghệ nền tảng cho kỷ nguyên số.
aa
“Đại bàng” trong ngành chip bán dẫn tìm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng Nắm bắt cơ hội đầu tư ngành vi mạch bán dẫn

Thời gian qua, Đà Nẵng đã có những bước đi đầu tiên đáng chú ý khi triển khai nhóm chính sách ưu đãi thuế và ưu đãi đầu tư để khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI. Cụ thể, theo Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/202của Quốc hội, thành phố thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm kể từ thời điểm phát sinh thuế thu nhập phải nộp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, AI, các tổ chức khoa học công nghệ và trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn.

Ngoài ra, doanh nghiệp khi đầu tư vào Khu công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi theo quy định của Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 và Nghị định số 04/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách ưu đãi cho khu công nghệ thông tin tập trung và khu công nghệ cao. Những chính sách này đã góp phần định hình môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo ông Lê Hoàng Phúc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC), thành phố cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư chiến lược, đối tác chiến lược, doanh nghiệp AI, chuyên gia và nhà khoa học trong lĩnh vực vi mạch và AI. Đặc biệt, các cá nhân học chuyên ngành vi mạch bán dẫn và AI tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố, hay giảng viên, nhà nghiên cứu đang công tác trong lĩnh vực này cũng được hưởng nhiều hỗ trợ thiết thực.

Cùng với đó, một điểm nhấn quan trọng là việc UBND TP. Đà Nẵng công nhận Công ty CP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI của thành phố. Với vai trò là nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp này không chỉ được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, thuê tài sản hạ tầng thông tin, mà còn được hỗ trợ mua sắm thiết bị, phần mềm, phần cứng phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Đặc biệt, các doanh nghiệp này đã ký cam kết hỗ trợ lâu dài cho thành phố trong tối thiểu 5 năm với các chương trình đào tạo nhân lực, nghiên cứu ứng dụng, phát triển hệ sinh thái AI và công nghệ bán dẫn.

Sự góp mặt và cam kết đồng hành của các doanh nghiệp lớn là minh chứng cho sức hút ngày càng tăng của Đà Nẵng trong việc phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI. Tuy nhiên, để duy trì và mở rộng được lợi thế cạnh tranh này, thành phố vẫn cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và hạ tầng đồng bộ.

Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết, thành phố đã chuẩn bị sẵn mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, đồng thời chủ động xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao để phục vụ yêu cầu phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang tích cực nghiên cứu, xây dựng thêm các chính sách ưu đãi mới nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn hơn nữa cho các tổ chức, doanh nghiệp và các nhà khoa học đến nghiên cứu, làm việc lâu dài tại đây.

“Chính quyền thành phố cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức, các nhà nghiên cứu để phát triển hệ sinh thái AI và vi mạch bán dẫn một cách toàn diện, bền vững. Mục tiêu của Đà Nẵng là không chỉ trở thành trung tâm công nghệ cao của Việt Nam, mà còn từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ của khu vực và thế giới”, ông Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh.

Trung Anh

Tin liên quan

Tin khác

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngày 23/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3140/QĐ-UBND phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”.
Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với Giải Vàng tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của Đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.
“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

Hợp lực cùng hơn 20 đơn vị công nghệ và giáo dục hàng đầu, MoMo chính thức góp mặt trong Liên minh AI Âu Lạc, hướng tới kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt. Sự tham gia của "kỳ lân" Fintech này không chỉ cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thuần Việt mà còn khẳng định cam kết của MoMo trong việc đưa AI vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong đời sống người Việt, từ tài chính đến tiêu dùng.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Mô hình “sở hữu linh hoạt” của Green Future được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp lý tưởng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sự tiện lợi và an toàn tài chính.
Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) vừa được xướng tên tại hạng mục "Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2025" (Best Investment Bank – Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng Global Banking & Finance Awards 2025 do Tạp chí hàng đầu tại Anh Global Banking and Finance Review (GBAF) trao tặng.