Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 9/6

P.L
P.L  - 
Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index giảm 19,32 điểm hay UOB dự báo kinh tế Việt Nam quý II tăng trưởng 6,1%... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 9/6.
aa
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 2-6/6 UOB: Tiếp tục dự báo NHNN giữ nguyên lãi suất điều hành
Điểm lại thông tin kinh tế
Điểm lại thông tin kinh tế

Tin trong nước

Thị trường ngoại tệ phiên 9/6, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.992 VND/USD, không đổi so với phiên trước đó.

Giá mua USD được niêm yết ở mức 23.793 VND/USD, cao hơn 50 đồng so với tỷ giá sàn; trong khi giá bán USD được niêm yết ở mức 26.191 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với tỷ giá trần.

Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên với mức 26.038 VND/USD, giảm 35 đồng so với phiên 9/6.

Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 55 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 26.280 VND/USD và 26.380 VND/USD.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngày 9/6, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm ở các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần trong khi tăng ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: qua đêm 2,88%; 1 tuần 3,25%; 2 tuần 3,60% và 1 tháng 4,10%. Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ qua đêm, giao dịch tại: qua đêm 4,30%; 1 tuần 4,37%; 2 tuần 4,41%, 1 tháng 4,44%.

Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp tăng ở tất cả các kỳ hạn, chốt phiên với mức: 3 năm 2,23%; 5 năm 2,53%; 7 năm 2,89%; 10 năm 3,15%; 15 năm 3,26%.

Nghiệp vụ thị trường mở trên kênh cầm cố phiên 9/6, NHNN chào thầu 10.000 tỷ đồng ở kỳ hạn 7 ngày, 5.000 tỷ đồng ở kỳ hạn 14 ngày và 3.000 tỷ đồng ở mỗi kỳ hạn 35 ngày và 91 ngày, lãi suất đều ở mức 4,0%. Có 491,65 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 91 ngày, không có khối lượng trúng thầu ở các kỳ hạn còn lại. Có 3.743,61 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN.

Như vậy, hôm qua NHNN hút ròng 3.251,96 tỷ đồng từ thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở. Có 31.680,49 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố.

Thị trường chứng khoán phiên 9/6, thị trường chịu áp lực điều chỉnh khiến các chỉ số giảm ở cả 3 sàn. Chốt phiên, VN-Index giảm 19,32 điểm (-1,45%) xuống còn 1.310,57 điểm; HNX-Index giảm 2,12 điểm (-0,93%) còn mức 226,49 điểm; UPCoM-Index mất 0,7 điểm (-0,71%) còn 98,19 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm so với phiên trước đó với giá trị giao dịch đạt khoảng 18.000 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 331 tỷ đồng.

United Overseas Bank (UOB) dự báo kinh tế Việt Nam quý II tăng trưởng 6,1% so với quý trước, trong bối cảnh động lực xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá trong thời gian qua. Mặc dù vậy, UOB giữ quan điểm thận trọng về triển vọng của Việt Nam trong quý III, khi các chính sách thương mại toàn cầu đang có nhiều sự biến động. Về tỷ giá, UOB dự báo USD/VND có thể tiếp tục tăng lên đến 26.300 đồng trong quý III, sau đó phục hồi về vùng 26.100 đồng ở những tháng cuối năm.

Tin quốc tế

Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố GDP nước này chính thức đi ngang trong quý đầu năm, có sự điều chỉnh so với mức giảm 0,2% so với quý trước theo báo cáo sơ bộ. Dù vậy, đây là quý đầu tiên kinh tế Nhật Bản không tăng trưởng trong vòng 1 năm vừa qua. Tiếp theo, cán cân vãng lai tại Nhật Bản thặng dư 2,31 nghìn tỷ JPY trong tháng 4, thấp hơn mức 2,72 nghìn tỷ của tháng 3 và đồng thời thấp hơn mức 2,59 nghìn tỷ theo dự báo.

Cuối cùng, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 2,4% so với cùng kỳ trong tháng 5, cao hơn mức tăng của tháng trước đó và đồng thời là dự báo ở 2,3% so với cùng kỳ.

Cục Thống kê Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tại nước này giảm 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 5, không thay đổi so với tháng trước đó và gần khớp với mức giảm 0,2% theo dự báo. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp nước này chính thức rơi vào trạng thái giảm phát, bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế bằng tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng.

Tiếp theo, chỉ số giá sản xuất PPI toàn phần của Trung Quốc cũng giảm 3,3% so với cùng kỳ trong tháng 5, sâu hơn mức giảm 2,7% của tháng 4 và cũng sâu hơn so với mức giảm 3,1% theo dự báo.

P.L
MSB Research

Tin liên quan

Tin khác

Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

Đồng USD Mỹ tiếp tục tăng giá trong sáng thứ Hai khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trước những sự gia tăng căng thẳng ở Trung Đông sau các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Giá dầu vì thế cũng tăng lên cao nhất trong 5 tháng, trong khi cổ phiếu toàn cầu lao dốc.
BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục mở rộng quy mô nhưng bức tranh tăng trưởng và chất lượng tài sản cho thấy nhiều điểm cần lưu ý đối với nhà đầu tư lẫn nhà hoạch định chính sách. Dưới đây là phân tích chi tiết của một số chuyên gia ngân hàng về triển vọng, rủi ro và các yếu tố tác động chính tới kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2025.
3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khép lại mà không mang đến nhiều bất ngờ.
Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc nên tiếp tục phòng ngừa rủi ro lạm phát hay tiến hành cắt giảm lãi suất đã lộ rõ vào thứ Sáu, qua các phát biểu công khai đầu tiên của các quan chức Fed kể từ sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba ngân hàng trung ương ở châu Âu đã đồng loạt cắt giảm lãi suất chỉ trong vòng hơn 24 giờ, cho thấy sự dịch chuyển chính sách khi các nhà hoạch định tiền tệ tìm cách ứng phó với những tác động từ chính sách thương mại khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 6, đúng như dự báo, sau khi Bắc Kinh vừa triển khai một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn vào tháng trước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Đồng USD có khả năng sẽ ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một tháng, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng tiếp tục phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 3.370 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 20/6.
MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Quý II/2025 đang khép lại với những tín hiệu khởi sắc rõ rệt trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng. Báo cáo cập nhật của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy cả 11 ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng so với cùng kỳ, trong đó có tới 7 nhà băng đạt mức hai chữ số. Những con số này có thể phản ánh đà phục hồi của tín dụng, sự cải thiện biên lãi ròng (NIM) và việc cắt giảm chi phí dự phòng nhờ kiểm soát nợ xấu tốt hơn.
Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 5 đã tăng lên 3,7%, tốc độ cao nhất trong hơn hai năm, làm gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc nối lại lộ trình tăng lãi suất.
BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,25% trong cuộc họp ngày thứ Năm, đúng như kỳ vọng, nhưng cho biết đang tập trung theo dõi các rủi ro từ thị trường lao động yếu đi và giá năng lượng tăng do xung đột Trung Đông leo thang.