Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 6/6

CDT
CDT  - 
Bạc xanh đang trên đà ghi nhận mức giảm hàng tuần, thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng điểm hay giá vàng giảm do nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung... là một số diễn biến tài chính tiền tệ đáng chú ý trong sáng 6/6.
aa
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 5/6 Chứng khoán Mỹ giảm mạnh, giá dầu tăng khi căng thẳng Trump - Musk lấn át đàm phán thương mại và dữ liệu kinh tế
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế

Thị trường ngoại hối

Bạc xanh đang trên đà ghi nhận mức giảm hàng tuần vào thứ Sáu, bị tác động bởi những dấu hiệu suy yếu của kinh tế Mỹ và tiến trình đàm phán thương mại giữa Washington với các đối tác vẫn giậm chân tại chỗ, dù thời hạn chót đang đến gần.

Tâm điểm của thị trường là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố vào cuối ngày hôm nay. Báo cáo này sẽ được thị trường xem xét kỹ lưỡng hơn sau loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng trong tuần này đã làm nổi bật tác động tiêu cục và trở ngại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.

Các đồng tiền đã có một phiên biến động mạnh, với phần lớn các đồng tiền tăng giá so với USD nhờ lạc quan sau cuộc điện đàm hơn một giờ giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước khi điều chỉnh giảm nhẹ.

Đồng euro cũng nhận được thêm lực đẩy từ luận điệu diều hâu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sau khi cơ quan này cắt giảm lãi suất như kỳ vọng, đưa euro tăng giá lên mức cao nhất trong 1,5 tháng ở mức 1,1495 USD, trước khi điều chỉnh nhẹ xuống mức 1,1449 USD vào sáng nay.

“Chúng tôi thận trọng với quan điểm diều hâu của bà Lagarde, nhưng cũng điều chỉnh dự báo, không còn kỳ vọng mức lãi suất cuối kỳ là 1,50%”, Nick Rees, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại Monex Europe nhận định và dự báo ECB chỉ còn một lần hạ lãi suất nữa vào tháng 9, đưa lãi suất tiền gửi xuống 1,75%.

Cũng trong phiên châu Á sáng nay, các cặp tỷ giá khác ít biến động. Bảng Anh tăng nhẹ 0,1% lên 1,3583 USD sau khi đạt đỉnh hơn 3 năm trong phiên trước và đang hướng đến mức tăng 0,9% trong tuần. Đồng yên Nhật tăng giá nhẹ, đẩy tỷ giá USD/JPY giảm 0,1% xuống 143,74.

Đô la Úc tăng nhẹ 0,06% lên 0,6512 USD và dự kiến có một tuần tăng 1,1%; trong khi đô la New Zealand tăng 0,17% lên 0,6048 USD và cũng đang hướng tới mức tăng 1,1% trong tuần.

So với rổ các đồng tiền, chỉ số USD Index (DXY) ít thay đổi ở mức 98,72 sau khi chạm đấy 6 tuần hôm thứ Năm và đang hướng tới một tuần giảm giá 0,7%.

Mọi sự chú ý giờ đây đổ dồn vào dữ liệu việc làm ngày thứ Sáu để xác định động thái tiếp theo của các đồng tiền. Dự báo cho thấy số lượng việc làm phi nông nghiệp đã tăng thêm 130.000 việc làm vào tháng trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giữ ổn định ở mức 4,2%, với rủi ro cao hơn là có thể tăng lên 4,3%.

“Giữa những nhiễu động hiện tại, yếu tố chính khiến đồng USD suy yếu là các số liệu kinh tế kém khả quan”, trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB), Ray Attrill cho biết và thêm rằng: “Chúng tôi vẫn cho rằng khi thị trường nhận ra kinh tế Mỹ không còn vượt trội, cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed, sẽ sớm dẫn đến sự suy yếu của thị trường lao động. Do đó, báo cáo việc làm hôm nay là rất quan trọng”.

Ngoài ra, sự thiếu tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại và thời hạn chót vào đầu tháng 7 cũng khiến giới đầu tư lo ngại. Cuộc gọi giữa ông Trump và ông Tập không mang lại nhiều kết quả rõ ràng, trong khi tâm điểm thị trường lại bị chuyển sang mâu thuẫn công khai giữa ông Trump và Elon Musk.

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng điểm do yên Nhật suy yếu và nhu cầu đối với các hợp đồng tương lai chỉ số tăng trước thời điểm xác lập giá niêm yết đặc biệt cho các hợp đồng quyền chọn và tương lai chỉ số.

Cụ thể, chỉ số Nikkei tăng 0,47%, đạt 37.730,67 điểm, tuy nhiên vẫn được dự báo sẽ giảm khoảng 1% trong cả tuần. Chỉ số Topix cũng ghi nhận mức tăng 0,56%, lên 2.771,81 điểm, nhưng vẫn đang hướng đến mức giảm 1,6% cho cả tuần.

Theo ông Seiichi Suzuki, chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán trưởng tại Tokai Tokyo Intelligence Laboratory, chỉ số Nikkei tăng điểm do yếu tố kỹ thuật khi thị trường tiến gần tới ngày 13/6 - thời điểm xác lập giá niêm yết đặc biệt (SQ), được sử dụng để định giá cho các hợp đồng quyền chọn và tương lai chỉ số.

“Các nhà đầu tư nước ngoài trước đó đã bán khống hợp đồng tương lai Nikkei, nay đang mua lại trước ngày chốt SQP, điều này cũng góp phần kéo chỉ số Nikkei đi lên”, ông Suzuki nhận định.

Hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei tăng 0,59%. Đồng yên yếu cũng tiếp tục là lực đỡ cho thị trường cổ phiếu nội địa, theo ông Shigetoshi Kamada, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Chứng khoán Tachibana.

Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng, trong đó Tokyo Electron và Advantest lần lượt tăng 1,28% và 0,98%. Nhóm ô tô cũng ghi nhận diễn biến tích cực, khi Honda Motor tăng 1,19%, Nissan Motor tăng 1,38%, trong khi Toyota Motor nhích nhẹ 0,17%.

Ứng dụng thương mại điện tử Mercari tăng mạnh 5,94%, trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất trong chỉ số Nikkei. Cổ phiếu của Oriental Land - công ty điều hành Tokyo Disneyland - cũng tăng 2,95%.

“Khi nhà đầu tư vẫn thận trọng với khả năng tăng tiếp của chỉ số Nikkei, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân có xu hướng chuyển hướng sang các cổ phiếu vừa và nhỏ, hoặc doanh nghiệp định hướng thị trường nội địa”, chuyên gia Kamada từ Tachibana Securities phân tích.

Ở chiều ngược lại, Panasonic Holdings - nhà cung cấp pin cho Tesla - giảm mạnh 3,58% sau khi cổ phiếu của Tesla lao dốc tới 14,3% trên thị trường Mỹ.

Cổ phiếu của công ty thám hiểm không gian ispace tạm ngừng giao dịch sau thông tin tàu đổ bộ của họ có khả năng đã va chạm và rơi trên bề mặt mặt trăng. Mã cổ phiếu này giảm sàn, chạm mức giới hạn thấp 744 yên.

Thị trường vàng

Phiên giao dịch sáng thứ Sáu tại Thị trường châu Á, giá vàng giảm do nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Mức giảm giá được hạn chế do được hỗ trợ từ các yếu tố phân tích kỹ thuật giá vàng. Nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu báo cáo việc làm quan trọng trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ được công bố, làm cơ sở đánh giá khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

CDT

Tin liên quan

Tin khác

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục mở rộng quy mô nhưng bức tranh tăng trưởng và chất lượng tài sản cho thấy nhiều điểm cần lưu ý đối với nhà đầu tư lẫn nhà hoạch định chính sách. Dưới đây là phân tích chi tiết của một số chuyên gia ngân hàng về triển vọng, rủi ro và các yếu tố tác động chính tới kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2025.
3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khép lại mà không mang đến nhiều bất ngờ.
Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc nên tiếp tục phòng ngừa rủi ro lạm phát hay tiến hành cắt giảm lãi suất đã lộ rõ vào thứ Sáu, qua các phát biểu công khai đầu tiên của các quan chức Fed kể từ sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba ngân hàng trung ương ở châu Âu đã đồng loạt cắt giảm lãi suất chỉ trong vòng hơn 24 giờ, cho thấy sự dịch chuyển chính sách khi các nhà hoạch định tiền tệ tìm cách ứng phó với những tác động từ chính sách thương mại khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 6, đúng như dự báo, sau khi Bắc Kinh vừa triển khai một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn vào tháng trước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Đồng USD có khả năng sẽ ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một tháng, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng tiếp tục phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 3.370 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 20/6.
MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Quý II/2025 đang khép lại với những tín hiệu khởi sắc rõ rệt trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng. Báo cáo cập nhật của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy cả 11 ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng so với cùng kỳ, trong đó có tới 7 nhà băng đạt mức hai chữ số. Những con số này có thể phản ánh đà phục hồi của tín dụng, sự cải thiện biên lãi ròng (NIM) và việc cắt giảm chi phí dự phòng nhờ kiểm soát nợ xấu tốt hơn.
Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 5 đã tăng lên 3,7%, tốc độ cao nhất trong hơn hai năm, làm gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc nối lại lộ trình tăng lãi suất.
BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,25% trong cuộc họp ngày thứ Năm, đúng như kỳ vọng, nhưng cho biết đang tập trung theo dõi các rủi ro từ thị trường lao động yếu đi và giá năng lượng tăng do xung đột Trung Đông leo thang.
10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang phải đối mặt với mức độ bất định cao về tăng trưởng kinh tế và lạm phát, khiến việc ra quyết định trở nên phức tạp, đặc biệt với những ngân hàng đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ cắt giảm lãi suất.