Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đồng USD ổn định khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu lại

Hà Vy
Hà Vy  - 
Đồng USD ổn định so với các đồng tiền chủ chốt khác trong sáng thứ Tư (11/6), sau khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí về khuôn khổ cho một thỏa thuận thương mại và điều đó đang được các nhà đầu tư hy vọng có thể mở đường cho việc giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
aa
Đồng USD ổn định khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu lại

Phát biểu với báo giới sau hai ngày đàm phán với các quan chức Trung Quốc tại London, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, hai bên đã đạt được khuôn khổ thực hiện thỏa thuận Geneva và cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo của hai nước.

Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, các hạn chế của Trung Quốc đối với việc xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ là “một phần cơ bản” của thỏa thuận mới nhất và Mỹ hy vọng vấn đề này “sẽ được giải quyết trong quá trình thực hiện khuôn khổ này”. Ngược lại, các hạn chế của Mỹ đối với việc bán công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc trong những tuần gần đây sẽ được dỡ bỏ khi phía Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu đất hiếm.

Ông cũng thông tin, ông và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer sẽ quay trở lại Washington, D.C., để “đảm bảo Tổng thống Trump chấp thuận” khuôn khổ này. “Ý tưởng là chúng tôi sẽ quay lại và nói chuyện với Tổng thống Trump và đảm bảo ông ấy chấp thuận. Họ sẽ quay lại và nói chuyện với Chủ tịch Tập và đảm bảo ông ấy chấp thuận, và nếu được chấp thuận, chúng ta sẽ triển khai khuôn khổ”, ông cho biết.

Tại một cuộc họp báo riêng, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Li Chenggang cũng cho biết, một khuôn khổ thương mại đã đạt được và sẽ được chuyển lại cho các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc. “Về nguyên tắc, hai bên đã đạt được một khuôn khổ để thực hiện sự đồng thuận mà hai nguyên thủ quốc gia đạt được trong cuộc điện đàm vào ngày 5/6 và sự đồng thuận đạt được tại cuộc họp Geneva”, ông Li nói với các phóng viên.

Phần lớn thời gian kể từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư luôn trong tâm trạng lo lắng về việc các chính sách thất thường của ông Trump có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và gây tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu. Sự xói mòn niềm tin của nhà đầu tư vào tài sản của Mỹ đã làm suy yếu nghiêm trọng đồng USD, đẩy đồng bạc xanh giảm hơn 8% kể từ đầu năm.

Những thông tin này đã làm dấy lên kỳ vọng, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ sớm được giải quyết, từ đó giúp cho kinh tế Mỹ và toàn cầu không rơi vào suy thoái như các nhà kinh tế từng lo ngại.

Tuy nhiên tâm lý thận trọng vẫn còn bao phủ khi thị trường vẫn chưa rõ về chi tiết của thỏa thuận này. “Điều quan trọng là phải biết chi tiết và liệu điều này có thể giúp khôi phục lại lòng tin giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Trump hay không, vốn đã bị phá vỡ kể từ khi Thỏa thuận Geneva được công bố”, Ray Attrill - Giám đốc chiến lược ngoại hối của National Australia Bank cho biết. “Nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng chúng ta biết rằng chúng ta đang trong quá trình thiết lập một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc mới, vững chắc”.

Tâm lý thận trọng khiến đồng USD chỉ nhích nhẹ trong sáng thứ Tư. Theo đó đồng USD tăng gần 0,1% so với đồng tiền chung lên 1,412 USD/EUR; tăng 0,13% so với đồng bảng Anh lên 1,3478 USD/GBP. Nó cũng tăng gần 0,05% so với yên Nhật lên 144,92 JPY/USD.

Tuy nhiên đồng bạc xanh vẫn giảm nhẹ 0,02% so với đồng franc Thụy Sĩ, cho thấy tâm lý thận trọng vẫn đang bao phủ thị trường.

Hiện chỉ số USD Index - Thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác - nhích nhẹ 0,04% lên 99,13.

Theo các nhà phân tích, tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư một phần cũng do họ đang ngóng đợi báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày để có thể nắm bắt rõ hơn những tác động của chính sách thuế quan đối với giá cả, từ đó đoán định lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian còn lại của năm.

Fed được dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất vào tuần tới và hiện các nhà giao dịch đang đặt cược sẽ có thêm hai lần cắt giảm lãi suất, mỗi lần 25 điểm cơ bản, vào cuối năm.

Hà Vy

Tin liên quan

Tin khác

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục mở rộng quy mô nhưng bức tranh tăng trưởng và chất lượng tài sản cho thấy nhiều điểm cần lưu ý đối với nhà đầu tư lẫn nhà hoạch định chính sách. Dưới đây là phân tích chi tiết của một số chuyên gia ngân hàng về triển vọng, rủi ro và các yếu tố tác động chính tới kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2025.
3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khép lại mà không mang đến nhiều bất ngờ.
Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc nên tiếp tục phòng ngừa rủi ro lạm phát hay tiến hành cắt giảm lãi suất đã lộ rõ vào thứ Sáu, qua các phát biểu công khai đầu tiên của các quan chức Fed kể từ sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 6, đúng như dự báo, sau khi Bắc Kinh vừa triển khai một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn vào tháng trước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Quý II/2025 đang khép lại với những tín hiệu khởi sắc rõ rệt trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng. Báo cáo cập nhật của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy cả 11 ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng so với cùng kỳ, trong đó có tới 7 nhà băng đạt mức hai chữ số. Những con số này có thể phản ánh đà phục hồi của tín dụng, sự cải thiện biên lãi ròng (NIM) và việc cắt giảm chi phí dự phòng nhờ kiểm soát nợ xấu tốt hơn.
Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 5 đã tăng lên 3,7%, tốc độ cao nhất trong hơn hai năm, làm gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc nối lại lộ trình tăng lãi suất.
BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,25% trong cuộc họp ngày thứ Năm, đúng như kỳ vọng, nhưng cho biết đang tập trung theo dõi các rủi ro từ thị trường lao động yếu đi và giá năng lượng tăng do xung đột Trung Đông leo thang.
10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang phải đối mặt với mức độ bất định cao về tăng trưởng kinh tế và lạm phát, khiến việc ra quyết định trở nên phức tạp, đặc biệt với những ngân hàng đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ cắt giảm lãi suất.
NHTW lớn đầu tiên đưa lãi suất về 0%, thậm có thể quay lại chính sách lãi suất âm

NHTW lớn đầu tiên đưa lãi suất về 0%, thậm có thể quay lại chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (Swiss National Bank – SNB) hôm thứ Năm (19/6) đã quyết định cắt giảm lãi suất xuống 0% để ứng phó với tình trạng lạm phát giảm, áp lực tăng giá của đồng franc Thụy Sĩ và sự bất ổn kinh tế do chính sách thương mại khó lường của chính quyền Mỹ gây ra.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 19/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 19/6

Bạc xanh giữ ổn định, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm từ mức đỉnh trong vòng bốn tháng hay giá vàng tăng nhẹ trong bối cảnh bất ổn thương mại... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 19/6.