Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đồng USD quay đầu giảm khi nỗi lo về kinh tế Mỹ trỗi dậy

Hà Vy
Hà Vy  - 
Sau 4 tuần tăng giá liên tiếp, đồng USD đã quay đầu giảm trở lại vào đầu phiên giao dịch châu Á sáng thứ Hai (19/6) sau khi Moddy hạ xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ, cộng thêm nỗi lo căng thẳng thương mại lại trỗi dậy, đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư.
aa
Đồng USD quay đầu giảm khi nỗi lo về kinh tế Mỹ trỗi dậy

Đồng bạc xanh đã tăng 0,6% so với các đồng tiền chủ chốt khác vào tuần trước sau khi thỏa thuận đình chiến thương mại tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dịu đi nỗi lo về suy thoái toàn cầu. Nhưng các dữ liệu kinh tế được công bố hôm thứ Sáu phần nào cho thấy những tác động tiêu cực của chính sách thuế quan đối với kinh tế Mỹ.

Theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ, giá nhập khẩu của nước này tăng 0,1% trong tháng 4 sau khi giảm 0,4% vào tháng 3 do sự tăng vọt của chi phí hàng hóa vốn đã xóa nhòa tác động của giá năng lượng rẻ hơn.

Trong khi khảo sát người tiêu dùng của Đại học Michigan cho thấy, Chỉ số tâm lý người tiêu dùng giảm xuống 50,8 trong tháng 5 từ mức 52,2 của tháng 4, và cũng thấp hơn ước tính của các chuyên gia kinh tế là 53,4. Đáng chú ý kỳ vọng lạm phát 12 tháng của người tiêu dùng tăng vọt lên 7,3% từ mức 6,5% và ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1981.

Đặc biệt hôm thứ Sáu tuần trước, Moody's đã hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia Mỹ xuống một bậc. Đây là hãng xếp hạng tín nhiệm lớn cuối cùng hạ xếp hạng của Mỹ với lý do lo ngại về khoản nợ 36 nghìn tỷ USD của quốc gia này đang có xu hướng tăng nhanh.

Trong khi ông Trump đang phải đối mặt với sự phản đối trong chính đảng của mình trong việc thúc đẩy dự luật cắt giảm thuế toàn diện sẽ làm tăng thêm khoảng 3 nghìn tỷ USD đến 5 nghìn tỷ USD vào nợ của quốc gia trong thập kỷ tới.

Bên cạnh đó nỗi lo về cuộc chiến thuế quan lại trỗi dậy sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào Chủ Nhật (18/5), Tổng thống Donald Trump sẽ áp thuế ở mức mà ông đã đe dọa vào tháng trước đối với các đối tác thương mại không đàm phán một cách “thiện chí”.

“Việc tập trung vào rủi ro tăng trưởng của Mỹ và chương trình nghị sự chính sách của chính quyền Mỹ có thể đã đặt ra câu hỏi về vị thế nơi trú ẩn an toàn của các tài sản Mỹ”, Mahjabeen Zaman - Trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại ANZ cho biết.

Tất cả những nỗi lo đó đã kéo đồng USD quay đầu giảm trở lại vào đầu phiên giao dịch châu Á sáng thứ Hai (19/5) sau khi ghi nhận 4 tuần tăng giá liên tiếp.

Hiện đồng bạc xanh đã giảm 0,22% so với đồng tiền chung xuống 1,1186 USD/EUR. Nó cũng giảm gần 0,25% so với bảng Anh và hiện đang được giao dịch ở mức 1,3307 USD/GBP.

Nỗi lo về căng thẳng thương mại và kinh tế Mỹ trỗi dậy khiến các nhà đầu tư lại tìm đến các đồng tiền an toàn như yên Nhật và franc Thụy Sĩ, đẩy đồng yên Nhật tăng tương ứng là 0,35% lên 145,13 JPY/USD và franc Thụy Sĩ tăng 0,27% lên 0,8352 CHF/USD.

Sự phục hồi của đồng yên Nhật đến ngay khi thị trường đang kỳ vọng NHTW Nhật sẽ tạm dừng tăng lãi suất sau khi kinh tế nước này bị thu hẹp 0,7% trong quý đầu năm và dự báo có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong quý 2 do tác động của chính sách thuế quan của Mỹ.

“Nền kinh tế Nhật Bản thiếu động lực tăng trưởng do xuất khẩu và tiêu dùng yếu. Nền kinh tế này rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc như cú sốc từ thuế quan của Trump”, Yoshiki Shinke - chuyên gia kinh tế điều hành cấp cao tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết và dự báo, nền kinh tế có thể suy giảm trở lại trong quý thứ hai tùy thuộc vào thời điểm tác động từ thuế quan tăng cường.

Kết quả cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho thấy, có tới 95% các nhà kinh tế (59 trong số 62) dự báo sẽ không có thay đổi nào đối với lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo của BOJ kết thúc vào ngày 17/6; 67% các nhà kinh tế (39 trong số 58) kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì ở mức 0,50% hiện tại trong quý 3.

“BOJ sẽ không thể tăng lãi suất trong thời điểm hiện tại để đánh giá tác động của thuế quan của Trump”, Masato Koike - Nhà kinh tế cấp cao tại Sompo Institute Plus cho biết.

Đồng đôla Úc cũng tăng nhẹ 0,1% lên 0,6409 USD sau 3 ngày giảm liên tiếp. Hiện thị trường đang định giá 100% cơ hội Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào thứ Ba tới.

Đồng đôla của New Zealand cũng tăng 0,1% lên 0,5888 USD.

Hiện chỉ số USD Index – Thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm về quanh 100,70 – giảm 1% so với mức đỉnh 1 tháng thiết lập ngày 12/5.
Hà Vy

Tin liên quan

Tin khác

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/6

Đồng đô la tăng nhẹ, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng, giá vàng chạm 3.445 USD/oz - mức cao nhất trong hơn một tháng qua, khi thị trường lo ngại về xung đột Trung Đông… là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 16/6.
Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Vì sao Fed và ECB không còn chung quan điểm về lãi suất?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách vào thứ Tư tuần tới, lần thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa hạ lãi suất lần thứ tám trong vòng một năm.
Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Thị trường tài chính toàn cầu "lắc lư" theo căng thẳng giữa Israel và Iran

Tuần này, sự leo thang xung đột giữa Israel và Iran đã ngay lập tức tác động mạnh đến các thị trường tài chính quốc tế, với giá dầu thô tăng vọt, vàng leo lên sát mức kỷ lục, chứng khoán toàn cầu chao đảo trong tâm lý bất ổn. Dòng tiền cũng đã dịch chuyển sang các tài sản mang tính trú ẩn an toàn.
Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Thị trường chờ đợi gì từ cuộc họp lãi suất của Fed vào tuần tới?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên thông điệp “kiên nhẫn chờ đợi” trong cuộc họp chính sách sắp tới vào thứ Tư, động thái này có thể khiến họ tiếp tục "va chạm" với Tổng thống Donald Trump.
Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Dữ liệu việc làm, lạm phát yếu chưa đủ để Fed giảm lãi suất vào tuần tới

Mặc dù thị trường lao động Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu và lạm phát tăng thấp hơn dự báo, song theo các nhà kinh tế, chừng đó vẫn chưa đủ để thuyết phục Fed giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách diễn ra vào tuần tới.
Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Chuyên gia: Kế hoạch tước quyền chi trả lãi suất của Fed có thể gây hỗn loạn thị trường

Một đề xuất từ Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz nhằm tước quyền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc chi trả lãi suất cho các ngân hàng gửi tiền tại Fed đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gây rối loạn đối với việc thực thi chính sách tiền tệ, theo cảnh báo từ các chuyên gia phân tích thị trường.
Chính quyền Trump đưa ra ba kịch bản cho "Ngày Giải phóng 2.0"

Chính quyền Trump đưa ra ba kịch bản cho "Ngày Giải phóng 2.0"

Một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang đến gần, với việc lệnh tạm hoãn 90 ngày đối với các mức thuế quan trong kế hoạch "Liberation Day - Ngày Giải phóng" dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 9/7.
Kinh tế Anh sụt giảm mạnh trong tháng 4 do tác động từ thuế quan

Kinh tế Anh sụt giảm mạnh trong tháng 4 do tác động từ thuế quan

Theo dữ liệu chính thức vừa được công bố, sản lượng kinh tế của Anh đã giảm mạnh trong tháng 4, phản ánh những cú sốc mở rộng từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan diện rộng, và việc chấm dứt chính sách giảm thuế đối với giao dịch bất động sản.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 12/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 12/6

Đồng USD giảm giá, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm trong bối cảnh đồng yên mạnh lên, giá vàng tăng lên mức cao nhất từ đầu tuần... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế đáng chú ý trong sáng 12/6.
WB: Thương chiến kéo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất kể từ 1960

WB: Thương chiến kéo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất kể từ 1960

Thập niên 2020 có thể trở thành giai đoạn có mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất kể từ thập niên 1960, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo trong một báo cáo công bố hôm thứ Ba.