Giới đầu tư bắt sóng ở đâu sau Covid-19?
CBRE: 79% khách thuê lo ngại môi trường kinh doanh 6 tháng cuối năm xấu hơn | |
Thị trường bất động sản vẫn có ‘ngọc trong đá’ | |
Khoảng 39.600 căn hộ sẽ gia nhập thị trường trong năm 2020 |
Bất động sản về đúng giá trị thực
Đại dịch Covid-19 lần này là một yếu tố khách quan, bất ngờ ập tới làm ngưng trệ nhiều hoạt động của nền kinh tế thế giới và cả trong nước.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong quý I/2020, trên cả nước chỉ tiêu thụ được khoảng 14% trong tổng số khoảng 53 nghìn sản phẩm BĐS được chào bán ra thị trường (bao gồm sản phẩm mới và hàng tồn kho), đây là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Đối với phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng, chỉ có hơn 41 nghìn sản phẩm đưa vào sử dụng, chiếm khoảng 30% trong tổng số trên 139,2 nghìn sản phẩm được đầu tư xây dựng. Còn theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2020 (tính đến ngày 20/3/2020), nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS cũng sụt giảm mạnh, chỉ có 264 triệu USD, chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, tụt xuống vị trí thứ 4...
Dự án Aria Đà Nẵng Hotel & Resort, điểm sáng để đầu tư trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng |
Sự trầm lắng của thị trường BĐS ngay trong quý I/2020, là điều đã được dự đoán từ trước, do sự bùng phát bất ngờ của dịch Covid-19. Tuy nhiên, dù hiện nay tâm lý dịch bệnh vẫn còn ám ảnh, song thế giới đã công nhận Việt Nam đã và đang có sự kiểm soát dịch bệnh rất hiệu quả. Chính trong lúc này, nhiều cơ hội lại đang mở ra, vấn đề của nhà đầu tư là làm sao biết nắm bắt.
Theo nhận định của các chuyên gia BĐS, dịch bệnh lần này đã tác động cực lớn đến thị trường, các nhà đầu tư hạn chế bung tiền, nằm im chờ qua dịch. Điều đó khiến các chủ đầu tư phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đưa ra các phương án kích cầu tiêu dùng, từ đó đưa BĐS về đúng giá trị thực. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 lần này cũng là cơ hội để sàng lọc các khách hàng đầu tư. Theo đánh giá, các nhà đầu tư hạn chế về nguồn vốn, thường sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ khó trụ lại trong thời điểm thị trường khó khăn. Những khách hàng "lướt sóng" cũng giảm mạnh do dòng tiền đang lưu thông chậm. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn, nguồn lực tốt để lựa chọn các sản phẩm phù hợp khi thị trường dần khởi sắc.
Đặc biệt, dịch bệnh lần này cũng tác động không nhỏ tới tâm lý và hành vi của khách hàng đầu tư. Theo đó, những dự án BĐS tại các thị trường truyền thống, được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết, không khí trong lành và phù hợp nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày sẽ trở thành điểm đến cho dòng tiền đầu tư.
Sức hút bất động sản nghỉ dưỡng biển
Dự báo về thị trường địa ốc sau khi dịch Covid-19 đi qua và giai đoạn cuối năm 2020, các chuyên gia đều có chung nhận định, BĐS vẫn sẽ là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất khi làn sóng nhà đầu tư mới "đổ bộ" và thị trường bị nén lại đã lâu bùng nổ.
Kỳ Co Gateway, dự án trung tâm du lịch biển Quy Nhơn, được giới đầu tư quan tâm nhờ tiến độ xây dựng thần tốc, chính sách thanh toán linh hoạt |
Trên thực tế, tình hình kiểm soát dịch bệnh lần này là lời khẳng định về chất lượng y tế của Việt Nam so với thế giới, đồng thời tính ổn định về kinh tế, chính trị cũng là điểm nhấn thu hút lượng lớn khách đầu tư quốc tế và hàng triệu kiều bào xa quê, bên cạnh những nhà đầu tư trong nước. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện đang có khoảng 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài, với lượng kiều hối tăng liên tục trong các năm gần đây. Cụ thể, năm 2017 đạt 13,81 tỷ USD, năm 2018 tăng đột biến lên 16 tỷ USD và năm 2019 tăng thêm 700 triệu USD. Dự báo, kiều hối chảy về Việt Nam sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới và dòng tiền này sẽ tiếp tục được rót vào BĐS như một hình thức tích luỹ và gia tăng tài sản bền vững.
Những thị trường BĐS nghỉ dưỡng truyền thống, đã gây dựng được tiếng tăm trên thị trường như, TP. Đà Nẵng, Nha Trang hay Vũng Tàu… vẫn sẽ là điểm đến đầu tiên của nhóm khách hàng nhiều tiềm năng này. Đặc biệt, các dự án đa dạng sản phẩm, đa dạng tiện ích, phù hợp nghỉ dưỡng dài ngày được các khách hàng đầu tư quan tâm hơn cả. Đơn cử như dự án Aria Đà Nẵng Hotel & Resort, với vị trí mặt tiền đường Trường Sa và 140m mặt biển Non Nước, cùng tổ hợp 6 tiện ích nổi bật, hơn 800 không gian trải nghiệm sẽ là điểm sáng để đầu tư trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, các thị trường nghỉ dưỡng ven biển mới nổi trong thời gian gần đây như Quy Nhơn (Bình Định), Phan Thiết (Bình Thuận) cũng được dự báo phát triển mạnh mẽ sau dịch. Trong xu hướng đó, có thể kể đến dự án nổi bật như, Nhơn Hội New City - Kỳ Co Gateway ngay tại cửa ngõ du lịch biển miền Trung… Đây đều là các dự án được đầu tư, phát triển bởi đơn vị uy tín, đã khẳng định tên tuổi trên thị trường và chứng minh năng lực tài chính mạnh mẽ. Bởi, khả năng "sống tốt" trong tâm bão dịch, nhờ vậy khách hàng có thể yên tâm để quyết định xuống tiền.
Rõ ràng, dịch bệnh lần này là một thử thách lớn cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, nhờ những tín hiệu khả quan trong công tác phòng chống dịch thời gian qua, BĐS sẽ từng bước vượt qua khó khăn để bước vào chu kỳ phát triển mới. Trong đó, BĐS nghỉ dưỡng là phân khúc nhanh chóng ổn định và phát triển nhất nhờ lượng khách du lịch hàng năm đến Việt Nam luôn tăng mạnh, cùng ấn tượng về công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của nước ta.