M&A gia tăng nguồn lực cho thị trường bất động sản
“Rộn ràng” M&A bất động sản | |
Rủi ro tranh chấp từ các thương vụ M&A | |
M&A vẫn khởi sắc dù xuất hiện nhiều trở ngại kinh tế |
Vừa qua, Viva Land đã mua lại tòa nhà văn phòng hạng A - Capital Place, thuộc khu vực trung tâm Hà Nội, với giá 550 triệu USD từ CapitaLand Development.
Trước đó không lâu, chủ đầu tư này cũng đã mua lại thành công tòa nhà Saigon One Tower và đổi tên thành IFC One, Saigon. Dự án có có vị trí đắc địa tại trung tâm Quận 1, TP.HCM, thiết kế là tòa nhà thương mại gồm văn phòng, căn hộ chung cư và trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn 124.100 m2.
Một thương vụ đáng chú ý khác nữa là Masterise Homes thâu tóm dự án Sài Gòn Bình An với tên gọi mới là The Global City. Dự án có quy mô rộng 117 ha, nằm cạnh khu phức hợp Saigon Sports City và tiếp giáp với cao tốc Long Thành - Dầu Giây, thuộc thành phố mới Thủ Đức.
Ảnh minh họa. |
Hoạt động M&A diễn ra rất sôi động ở nhiều phân khúc bất động sản, trong đó bất động sản công nghiệp được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, chiếm 35% tổng giá trị các giao dịch.
Chẳng hạn GLP, một đơn vị chuyên quản lý đầu tư và xây dựng kinh doanh lĩnh vực hậu cần, cơ sở hạ tầng dữ liệu và năng lượng tái tạo, đã thành lập GLP Vietnam Development Partners I với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ USD. Số vốn này được đổ vào 6 dự án trung tâm logistics có tổng diện tích lên đến 900.000 m2.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng, với GDP dự báo tăng từ 2,6% năm 2021 lên 7,5% năm 2022. Điều này cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế ấn tượng, bất chấp những bất ổn toàn cầu.
Cùng với triển vọng hồi phục kinh tế, bất động sản tiếp tục là lĩnh vực thu hút đầu tư, đứng thứ 2 trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài, với 3,15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Việt Nam có quỹ đạo tăng trưởng bền vững cũng như có mức giá hợp lý nhất so với các thị trường mới nổi khác ở Đông Nam Á. Những điểm hấp dẫn này trên thực tế đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc.
Ở một khía cạnh khác, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia, thúc đẩy việc hình thành các dự án đô thị và khu công nghiệp mới. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho các giao dịch M&A với các quỹ đầu tư nước ngoài trong bối cảnh các chủ đầu tư trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức.
Thị trường bất động sản Việt Nam có quỹ đạo tăng trưởng bền vững cũng như có mức giá hợp lý nhất so với các thị trường mới nổi khác ở Đông Nam Á. Những điểm hấp dẫn này trên thực tế đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc. |
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản chứng kiến nhiều hoạt động M&A trong thời gian gần đây và được kỳ vọng mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan nhờ tiềm năng cao. M&A bất động sản đang diễn ra ở tất cả các phân khúc nhưng đáng chú ý nhất là ở các dự án nhà ở. Đối với nhà giao dịch là các quỹ đầu tư nước ngoài, trong nước hoặc các nhà phát triển lớn, M&A là chiến lược tăng trưởng nhanh và hiệu quả để tối ưu hóa danh mục đầu tư và tăng cường năng lực tài chính.
“Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là đối với các dự án có tiềm năng lớn về lợi nhuận. Nhà đầu tư ngoại không ngừng tìm kiếm những bất động sản đang hoạt động hoặc tìm cách liên doanh với các đối tác có uy tín trên thị trường. Đối với các nhà đầu tư trong nước thì việc mua khu đất phát triển dự án sẽ được ưu tiên hơn. Tất cả các phân khúc trên thị trường đều hứa hẹn các ưu thế lớn để có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, bất động sản nhà ở và bất động sản công nghiệp là 2 phân khúc hấp lực mạnh nhất mối quan tâm của các nhà đầu tư”, ông David Jackson nhận định.
Bàn về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng đối với các dự án, những khó khăn kinh tế vĩ mô như lãi suất tăng và chi phí xây dựng tăng cao đang khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các ngân hàng thận trọng hơn với cho vay bất động sản do lo ngại rủi ro. Hoạt động phát hành trái phiếu cũng được kiểm soát chặt. Do đó, M&A dường như là giải pháp tốt nhất có thể để đảm bảo dự án được tiếp tục phát triển.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, các vấn đề tồn tại cố hữu liên quan đến thị trường bất động sản gồm hoạt động đầu tư, thủ tục pháp lý đang được tháo gỡ. Điều này sẽ phần nào gỡ bỏ nhiều rào cản cho các hoạt động M&A bất động sản trong năm nay.