Ngành điện không thể giữ mãi độc quyền
![]() | Gỡ vướng “điều kiện hoàn thuế” cho các dự án đầu tư ngành điện |
![]() | Ngành điện: Cơ hội phục hồi mạnh mẽ từ năm 2021 |
![]() |
Các chuyên gia trao đổi tại Tọa đàm |
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho biết, theo bản dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong 10 năm tới, mỗi năm ngành Điện cần 13 tỷ USD vốn đầu tư cho cả nguồn và lưới điện. Đây là một số tiền lớn, cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Chính vì vậy, cơ chế chính sách cho thị trường điện cạnh tranh là cần thiết để thu hút vốn đầu tư xã hội.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), thị trường điện cạnh tranh đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Cụ thể, nó sẽ giải quyết được bài toán về giá điện, giúp giá điện dần trở nên minh bạch, hiệu quả; đồng thời xây dựng môi trường khuyến khích đầu tư và tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng sạch.
Thảo luận tại Tọa đàm, các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang có thị trường bán buôn cạnh tranh, nhưng mới chỉ có một người mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nên vẫn chưa hình thành một thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Nhìn vào các ngành khác như viễn thông, việc phá vỡ độc quyền đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, giúp Việt Nam có tên trong bản đồ viễn thông thế giới. Thành tựu từ ngành Viễn thông cho thấy nhiều bài học cho các ngành khác như ngành Điện.
TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông nhấn mạnh: “Không có lĩnh vực nào không có cạnh tranh mà lại lành mạnh. Việt Nam cần phải có cơ chế thúc đẩy cạnh tranh, chấp nhận cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành Điện”.
Theo đó, để phá vỡ độc quyền, ngành Điện cần rà soát xem có bao nhiêu đối tượng tham gia vào hoạt động của ngành. Từ đó, tính toán tìm ra lợi ích chung, cơ chế chung để khuyến khích, kích hoạt sự tham gia của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để minh bạch hoạt động của ngành Điện.
Tại buổi Tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS) cũng cho biết: Thị trường viễn thông và thị trường điện giống nhau về mặt kĩ thuật khi đều có tính độc quyền tự nhiên, rất khó phá vỡ nếu không có chính sách đặc biệt.
Thị trường điện hiện có 4 khâu: sản xuất, truyền tải, phân phối, bán lẻ. Các phân khúc thị trường này tạo ra thị trường điện nói chung và mỗi phân khúc lại có 1 thị trường riêng. Hiện nay, thị trường sản xuất đang mở cửa cạnh tranh, dù EVN vẫn chiếm khoảng 2/3 thị trường nhưng các doanh nghiệp tư nhân vẫn có nhiều cơ hội tham gia.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC, cần làm mới Luật Điện lực, tinh thần như Luật Bưu chính, viễn thông thì mới tạo ra sự cạnh tranh, phát triển trong ngành điện. Thêm vào đó, cần phải giải quyết từ chính sách giá, giá mua điện phải bằng nhau và có sự điều tiết bằng thuế.
“Để tạo thị trường điện cạnh tranh cần có cơ sở pháp lý vững chắc. Đặc biệt, cần có cơ chế giá, cơ chế thuế phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo”, TS. Hoàng Xuân Lương, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc cho biết.
Các tin khác

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao toàn cầu

Hà Nội "nóng" lên với Triển lãm và Diễn đàn Năng lượng Việt - Trung - ASEAN

Thuế đối ứng của Mỹ: Doanh nghiệp cần tăng sức chống chịu

AI - đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt

Minh bạch xuất xứ hàng hóa là yêu cầu bắt buộc

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn hành trình trong thủ tục bay

TS Trần Đình Thiên: “Sau APEC 2027, Phú Quốc sẽ bước sang ngưỡng phát triển hoàn toàn khác”

Doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng cao cấp

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Động lực tăng trưởng mới từ khu thương mại tự do

Ngành xây dựng bứt phá nhờ sự phục hồi bất động sản và dòng vốn FDI

Hợp tác công - tư hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong chuyển đổi xanh
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
