Nhà ở xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu
Bộ Xây dựng đốc thúc đầu tư khoảng 1 triệu nhà ở xã hội | |
TP.HCM: Doanh nghiệp “đau đầu” khi xây dựng nhà ở xã hội | |
Chuyện doanh nghiệp xây nhà ở xã hội |
Nhu cầu nhà ở rất cao
Những năm qua, song song với đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng theo hướng bền vững, chính quyền địa phương này còn đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội. Một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là thực hiện thắng lợi các chương trình “5 không” “3 có” và “4 an”. Trong đó, vấn đề nhà ở của người dân địa phương luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm đặc biệt.
Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, đến cuối năm 2022, TP. Đà Nẵng đã phát triển 13.938 căn hộ chung cư và hiện đang triển khai dự án nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng với quy mô 209 căn hộ. Hiện chính quyền TP. Đà Nẵng đang kêu gọi đầu tư đối với 4 dự án nhà ở xã hội với quy mô 4.000 căn hộ.
Cần đẩy mạnh phát triển các khu nhà ở xã hội theo hướng hiện đại |
Riêng về nhà ở công nhân, thời gian tới, Đà Nẵng tiếp tục nỗ lực hoàn thành 5 dự án, chuẩn bị đầu tư mới 1 dự án và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách. Đồng thời, chuyển công năng 2 khu ký túc xá sinh viên ở phía tây làm nhà ở xã hội. Đặc biệt, TP. Đà Nẵng cũng xây dựng đề án bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước đang bố trí cho thuê.
Tuy nhiên, thực tế hiện cũng cho thấy, quỹ nhà ở xã hội đang cạn dần trong khi nhu cầu lại tăng; Nguồn lực đầu tư hiện dựa vào nguồn vốn ngoài ngân sách nên nhiều dự án đầu tư mới bộc lộ nhiều hạn chế. Hàng năm, có hơn 1.000 đơn xin thuê nhà ở xã hội và chưa thể đáp ứng.
Những năm qua, để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho công nhân, chính quyền TP. Đà Nẵng triển khai xây dựng, mở bán nhiều căn hộ chung cư nhà ở xã hội với giá ưu đãi. Thế nhưng với hơn 126.000 công nhân, mức lương trung bình 6 triệu đồng/tháng, cùng với giá cả và những quy định riêng đối với từng đối tượng được thuê, mua nhà chung cư, thì việc người lao động có thể sở hữu nhà ở vẫn rất khó khăn.
Chú trọng phát triển nhà ở xã hội
Trước thực trạng đó, UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, hướng đến phát triển nhà ở tuân thủ các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đô thị bền vững theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng thời kỳ... Theo đó, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới phải được quy hoạch xây dựng theo hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các khu đô thị, khu nhà ở phải quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tăng tỷ trọng nhà ở có diện tích trung bình, giá cả hợp lý phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân; tập trung cải tạo, xây dựng lại kết hợp với chỉnh trang, tái thiết đô thị đối với các nhà khu chung cư cũ, nhà ở và khu phố cũ...
Đà Nẵng đặt mục tiêu đạt tỷ lệ nhà ở kiên cố đến năm 2025 là hơn 70%, diện tích nhà ở bình quân 30m2 sàn/người, với tổng diện tích sàn nhà ở dự kiến đầu tư xây dựng hơn 13 triệu m2 sàn. Trong đó, dự kiến hoàn thành hơn 10,22 triệu m2 sàn. Tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố đến năm 2030 đạt hơn 95%, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố 32m2 sàn/người với tổng diện tích sàn nhà ở dự kiến đầu tư xây dựng từ năm 2026-2030 hơn 12,38 triệu m2. Trong đó, dự kiến hoàn thành hơn 9,4 triệu m2 sàn.
Trong giai đoạn 2021-2030, tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở trên địa bàn cần đến 2.145ha, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn khoảng 181.130 tỷ đồng. Đặc biệt, chính quyền TP. Đà Nẵng đặt ra mục tiêu phát triển nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách.
Nâng tỷ lệ nhà ở cho thuê tại các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội; tăng tỷ trọng nhà ở có diện tích trung bình, giá cả hợp lý phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân. Tập trung cải tạo, xây dựng lại kết hợp với chỉnh trang, tái thiết đô thị đối với các nhà khu chung cư cũ, nhà ở và khu phố cũ hiện hữu có hạ tầng, điều kiện sống xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn đời sống của người dân.
Đồng thời, tập trung nguồn lực thực hiện rà soát, xóa nhà ở tạm, đơn sơ và giảm tối đa nhà ở bán kiên cố; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở xuống cấp, hư hỏng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bố trí, quy hoạch bổ sung quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ, phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp.
Đối với nhà ở xã hội, chính quyền TP. Đà Nẵng định hướng và đề ra giải pháp rà soát, cân đối nhu cầu nhà ở xã hội tại các quận, huyện đảm bảo phân bố hợp lý trên địa bàn theo quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Rà soát quy hoạch các khu công nghiệp và khu vực giáp ranh khu công nghiệp, rà soát các khu đô thị mới, khu nhà ở chưa dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội 20% để xác định vị trí, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch phát triển. Rà soát, thu, nộp ngân sách và bố trí nguồn tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.
Đồng thời, triển khai lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai Đề án thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đang bố trí thuê nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội được mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống; Bổ sung nguồn kinh phí để tái đầu tư các dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn; Kêu gọi, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chuẩn bị đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;
Thực hiện cho vay ưu đãi (qua Quỹ Đầu tư phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội) để hỗ trợ nhà ở xã hội cho các đối tượng; Khuyến khích nhà đầu tư đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn theo quy hoạch phục vụ công nhân và người lao động trong quá trình hình thành các khu công nghiệp…