Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhóm phóng viên
Nhóm phóng viên  - 
Thời gian qua, cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng ở Việt Nam từng bước được hoàn thiện, trong đó NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp điều hành nhằm ổn định giá vàng, góp phần giữ vững kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của thị trường vàng yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN.
aa
NHNN tiếp tục lộ trình kiểm soát chênh lệch giá bán vàng miếng trong nước và giá thế giới ở mức phù hợp TP. Hồ Chí Minh: Yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng kiểm soát chặt hoạt động mua, bán TP. Hồ Chí Minh tăng cường quản lý kinh doanh vàng miếng

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường vàng, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có chỉ đạo cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24/2012NĐ-CP theo hướng thị trường hoá có lộ trình và có kiểm soát chặt chẽ. Xin ông cho biết định hướng của NHNN trong việc triển khai chỉ đạo của Tổng Bí thư về việc sửa đổi Nghị định 24 như thế nào? Liệu các vấn đề liên quan đến độc quyền thương hiệu vàng miếng, độc quyền nhập khẩu vàng... có được xem xét, sửa đổi trong dự thảo không, thưa ông?

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, NHNN đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đánh giá tổng kết tình hình thực hiện Nghị định 24 để đưa ra những định hướng quản lý thị trường vàng trong tình hình mới. Ngay sau khi có chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, NHNN đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi theo hướng bám sát các chỉ đạo của Tổng Bí thư. Trong đó, đối với quản lý thị trường vàng miếng, dự thảo Nghị định xây dựng các quy định theo hướng xóa bỏ độc quyền Nhà nước trong sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Quy định này được thể hiện thông qua cơ chế NHNN cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng; được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN cho biết với cơ chế mới trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24, thị trường sẽ có thêm các thương hiệu vàng miếng do doanh nghiệp, ngân hàng được NHNN cấp phép sản xuất

Căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, các mục tiêu của chính sách tiền tệ và diễn biến thị trường vàng trong từng thời kỳ, NHNN sẽ cho cấp hạn mức cho những doanh nghiệp, ngân hàng (gọi chung là doanh nghiệp) đủ điều kiện nhập khẩu vàng nguyên liệu. Cách thức này đảm bảo bỏ độc quyền Nhà nước nhưng vẫn có sự kiểm soát chặt chẽ đối với thị trường vàng miếng trong hoạt động sản xuất cũng như nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Cơ chế giám sát, kiểm soát của Nhà nước còn được thực hiện qua việc dự thảo Nghị định có các quy định yêu cầu doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng, hàm lượng vàng của sản phẩm; gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn khối lượng, hàm lượng vàng của sản phẩm đúng với tiêu chuẩn khối lượng, hàm lượng đã công bố; doanh nghiệp phải xây dựng quy định nội bộ về mua, bán vàng miếng với khách hàng, xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác dữ liệu giao dịch mua bán vàng miếng, kết nối cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…

Với cơ chế mới tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24, trên thị trường sẽ có thêm thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng. Như vậy, người dân có nhiều sự lựa chọn hơn, thị trường có sự cạnh tranh hơn, hạn chế chênh lệch lớn về giá giữa các sản phẩm, thương hiệu vàng. Ngoài ra, dự thảo Nghị định sửa đổi quy định về việc thanh toán qua tài khoản, sử dụng hoá đơn điện tử… đối với các giao dịch mua bán vàng, qua đó đảm bảo các giao dịch vàng miếng trên thị trường được minh bạch hơn.

Đ khuyến khích phát trin th trưng vàng trang sc trong nưc, tng bưc đưa Vit Nam tr thành trung tâm chế tác, xut khu vàng trang sc cht lưng cao, NHNN đã có đnh hưng, gii pháp nào, thưa ông?

Nghị định 24 hiện hành quy định hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức mỹ nghệ khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì không cần phải được NHNN cấp phép. NHNN chỉ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ (TSMN). Trên thực tế, thời gian qua, NHNN chỉ cấp phép đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu để phục vụ chế tác vàng TSMN xuất khẩu vì có nguồn thu ngoại tệ. Các doanh nghiệp sản xuất vàng TSMN còn lại tự cân đối từ nguồn vàng trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá tổng kết Nghị định 24, nhiều doanh nghiệp kiến nghị NHNN cần cấp phép cho nhập khẩu vàng nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất TSMN.

NHNN nhận thấy, hiện tại số lượng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mua bán vàng TSMN rất lớn, khoảng hơn 6.000 DN, nhưng quy mô vốn của các doanh nghiệp thường rất nhỏ. Do đó, để đảm bảo các doanh nghiệp, TCTD có đủ năng lực tài chính nhập khẩu vàng nguyên liệu, dự thảo Nghị định quy định NHNN thực hiện cấp phép cho các doanh nghiệp, TCTD nhập khẩu vàng nguyên liệu (là các doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng miếng) để bán cho các doanh nghiệp sản xuất vàng TSMN. Quy định này cho phép tăng cung vàng nguyên liệu nhưng vẫn đảm bảo có sự kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường vàng TSMN. Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ các doanh nghiệp, TCTD được cấp phép nhập khẩu vàng phải xây dựng quy định nội bộ về việc nhập khẩu, bán vàng nguyên liệu đảm bảo công khai, minh bạch; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ đầy đủ, chính xác dữ liệu giao dịch mua bán vàng nguyên liệu, kết nối cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Ngoài vic xoá b độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng, tăng cung vàng nguyên liệu phục vụ sản xuất vàng TSMN, xin ông cho biết, d kiến NHNN s trin khai nhng gii pháp gì đ góp phn quản lý hiệu quả và phát triển thị trường vàng bền vững?

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24 đã sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các bộ ngành và địa phương trong quản lý thị trường vàng. Dự thảo Nghị định cũng quy định NHNN phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan thiết lập hệ thống thông tin, xây dựng, lưu trữ dữ liệu về thị trường vàng, kết nối cung cấp thông tin cho cơ quan liên quan nhằm tăng tính minh bạch, hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý.

Trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí Thư tại TBKL số 211-TB/VPTW, NHNN sẽ tiếp tục nỗ lực thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời để góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và niềm tin vào đồng tiền Việt Nam, coi đây là giải pháp căn bản, lâu dài để chuyển hóa nguồn lực từ vàng vào phát triển kinh tế. Mặt khác, sẽ khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất việc triển khai thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia; hoặc cho phép đưa vàng vào giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá... Ngoài ra, các cơ quan, bộ, ngành cũng quan tâm, nghiên cứu, đề xuất, giải pháp phát triển các kênh đầu tư thay thế để huy động vàng từ người dân đầu tư vào nền kinh tế; nghiên cứu chính sách thuế phù hợp đối với giao dịch mua bán vàng để nâng cao tính minh bạch trên thị trường cũng như phục vụ mục tiêu của các cơ quan Nhà nước đối với quản lý thị trường vàng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nhóm phóng viên

Tin liên quan

Tin khác

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 1/7/2025

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 1/7/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 20/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 1/7/2025.
Đà Nẵng sẽ công bố các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và chính sách ưu đãi tại khu thương mại tự do

Đà Nẵng sẽ công bố các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và chính sách ưu đãi tại khu thương mại tự do

Thông tin từ UBND TP. Đà Nẵng, sáng ngày 22/6/2025, thành phố sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định số 1142/QĐ-TTg ngày 13/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Sau lễ công bố là các hoạt động giới thiệu và khảo sát thực địa các vị trí bố trí Khu thương mại tự do, cảng Liên Chiểu và thông tin về các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư; kế hoạch, lộ trình triển khai đầu tư Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phát triển khoa học công nghệ

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phát triển khoa học công nghệ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức PPP

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức PPP

Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
[Infographic] Chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

[Infographic] Chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Nghị định 156/2025/NĐ-CP bổ sung tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, cho phép vay đến 70% giá trị dự án không cần tài sản bảo đảm, giữ nguyên nhóm nợ và hỗ trợ vay mới khi gặp khó khăn khách quan.
Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.