Tăng xuất khẩu hàng dệt may nhờ FTA

13:03 | 26/02/2022

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu nếu như biết tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Việt Nam đã ký kết trong thời gian vừa qua.

tang xuat khau hang det may nho fta Mở rộng tín dụng xanh ngành dệt may
tang xuat khau hang det may nho fta Vốn ngân hàng góp phần xanh hóa ngành dệt may
tang xuat khau hang det may nho fta Dệt may “cán đích” ấn tượng

FTA mang tới nhiều lợi thế

Trình bày dự thảo kết quả Báo cáo nghiên cứu “Thị trường tiềm năng cho DNNVV Việt Nam trong chuỗi sản phẩm dệt may toàn cầu” tại Hội thảo do Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, bà Hoàng Ngọc Oanh - chuyên gia tư vấn, Dự án USAID LinkSME nhận định, dệt may là một trong những ngành có mức độ tăng trưởng tốt và bền vững, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2012 - 2020 là 11,88%/năm. Năm 2021, dù chịu tác động nặng nề của đại dịch, nhưng dệt may Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng 8% và giữ vị trí trong Top 3 các nước xuất khẩu dệt may, được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022.

Đặc biệt, với bốn FTA thế hệ mới là: EVFTA, CPTPP, RCEP và UKVFTA, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, trong đó bộ phận lớn là các DNNVV.

tang xuat khau hang det may nho fta
Dệt may Việt Nam có lợi thế trong phát triển sản phẩm “xanh”

Như đối với quy định trong EVFTA, bà Oanh cho biết, các sản phẩm may mặc của Việt Nam được cộng gộp xuất xứ đối với vải nguyên liệu của Hàn Quốc, giúp doanh nghiệp có thể khai thác đa dạng thị trường, đa dạng hoá về sản phẩm. Đối với CPTPP, mức độ bảo hộ của nhóm hàng dệt may ở các nước châu Mỹ là khá cao, chênh lệch giữa mức thuế MFN và mức thuế quan ưu đãi trong CPTPP là khá. Vì vậy, việc cắt giảm thuế quan tạo ra thuận lợi lớn trong cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, giúp tăng thêm quy mô sản xuất cũng như giá trị xuất khẩu, lực lượng lao động tham gia vào ngành dệt may sẽ cao hơn kéo theo chất lượng lao động tốt hơn, tạo đà cho doanh nghiệp dệt may tăng trưởng và phát triển.

Còn hiệp định RCEP, mở ra cho ngành dệt may một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với EVFTA và CPTPP, bên cạnh đó, việc áp dụng hiệp định này còn giúp các doanh nghiệp giải quyết được một số vấn đề lớn khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam, đây là cơ hội rộng mở với thị trường tỷ dân.

Ngoài ra, việc tạo thuận lợi thương mại và thực hiện thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sẽ tạo ra động lực phát triển công nghiệp may với việc chuyển dịch cơ cấu dệt may của các nước trong khu vực vào trong nước và bổ sung được phần cung thiếu hụt của Việt Nam.

Theo chuyên gia, ưu đãi thuế của các hiệp định FTA khiến cho nhiều nhãn hàng sẽ tăng sức mua từ Việt Nam. EVFTA với quy tắc xuất xứ “yêu cầu từ vải” kết hợp với yêu cầu “từ sợi trở đi” của CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hình hành chuỗi sản xuất khép kín từ thượng nguồn đến cắt may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần phụ thuộc việc nhập khẩu nguyên phụ liệu bên ngoài.

Việt Nam cũng đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ các DNNVV tận dụng tốt cơ hội từ FTA trong đào tạo, nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ về lãi suất; hỗ trợ thông tin, mở rộng thị trường… thông qua một loạt nghị định và văn bản hướng dẫn ngay khi ký kết các hiệp định.

Hướng tới sản xuất xanh, bền vững

FTA mang tới nhiều lợi thế nhưng cũng kéo theo một số hạn chế có thể ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận DNNVV vốn dễ tổn thương trước những biến động của thị trường.

Các chuyên gia phân tích, đơn cử như với thị trường EU, giàu tiềm năng nhưng cũng là một thị trường khó tính, có các yêu cầu mang tính chuẩn mực, để xuất khẩu dệt may vào thị trường này, doanh nghiệp không chỉ cần tuân thủ yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn phải đáp ứng các yêu cầu chung của thị trường. Hay đối với RCEP, tuy điều kiện dễ chịu hơn nhưng lại gây khó khăn về chống gian lận xuất xứ hàng hoá, có thể gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên chính thị trường Việt Nam cũng như ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt tại các thị trường xuất khẩu. Việc cắt giảm thuế quan theo RCEP cũng có khả năng làm xói mòn các ưu đãi thương mại trong ASEAN vì RCEP xuất hiện trong môi trường có nhiều FTA chồng chéo.

Không chỉ vậy, thực tế, năng lực của DNNVV trong tham gia chuỗi cung ứng dệt may còn hạn chế, chuỗi giá trị chưa hoàn thiện, dệt nhuộm đang là điểm đứt gãy của cả chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, ngành sợi phải xuất khẩu 2/3 sản lượng đầu ra trong khi ngành sản xuất hàng may mặc phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó chúng ta chưa khắc phục được vấn đề tính kỷ luật của lao động chưa cao, lao động ngành dệt may chủ yếu là lao động phổ thông, không có định hướng phát triển nghề nghiệp lâu dài, các doanh nghiệp dệt may có quy mô vốn không lớn.

Chính vì vậy, một số ý kiến cho rằng cần định hướng phát triển dệt may Việt Nam theo hướng chuyển sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên, ông Huỳnh Thanh Điền - Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho rằng, các doanh nghiệp, nhất là DNNVV không nên tham vọng có thể thực hiện tất cả các khâu trong chuỗi giá trị dệt may. Cần xác định thế mạnh của mình là công đoạn nào để tập trung vào phần đó. Hiện doanh nghiệp Việt chủ yếu đang thực hiện công đoạn cắt may, giá trị gia tăng không cao như dệt, nhuộm… nhưng chuỗi giá trị dệt may trên toàn cầu đã rõ ràng và phân phối nhiệm vụ cụ thể. Vì thế nên cân nhắc tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà có phương án kinh doanh hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh các phương thức xuất khẩu tại chỗ mới cho nhóm DNNVV, đơn cử như xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử toàn cầu, bắt đầu từ những đơn hàng nhỏ để có thể dần tiếp cận với các thị trường lớn, khó tính.

Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu dệt may tại Hà Lan cho rằng DNNVV Việt nên hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, bền vững. Thực tế, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm này, ví dụ như sử dụng nguyên liệu từ cây tre, gỗ, cho dệt may, hiện nhiều doanh nghiệp Việt cũng đang triển khai. Các quốc gia trên thế giới đang có sự ưu tiên với sản phẩm đáp ứng tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường, đó sẽ là “tấm thẻ xanh” giúp sản phẩm Việt đi thẳng vào các thị trường khó tính.

Hà Chi

Nguồn:

Tags: dệt may FTA

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.310 23.680 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.350 23.650 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.305 23.665 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.300 23.660 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.315 23.700 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.325 23.675 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.360 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.550
67.270
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.550
67.250
Vàng SJC 5c
66.550
67.270
Vàng nhẫn 9999
54.900
55.900
Vàng nữ trang 9999
54.750
55.500