Thương mại và đầu tư bền vững: Chìa khóa cho tương lai xanh tại châu Á và Thái Bình Dương
Dù thương mại và đầu tư là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng ở châu Á trong những thập niên gần đây, nó cũng dẫn tới sự gia tăng lớn lượng khí thải các-bon đi-ô-xít trong khu vực này - nơi dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu hơn bất kỳ khu vực nào khác.
![]() |
Vốn FDI chảy vào khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (tỷ USD) theo quý |
Để đảo ngược xu hướng này sẽ đòi hỏi phải có những biện pháp như thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xanh, phát triển các cơ chế định giá các-bon và tăng cường hợp tác khu vực thông qua các thỏa thuận thương mại và đầu tư, theo nhận định trong Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á (AEIR) 2023, được ADB công bố ngày 7/2/2023.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park chia sẻ: “Tăng trưởng kinh tế ấn tượng của châu Á và Thái Bình Dương đã giúp hàng triệu người thoát cảnh nghèo khổ, nhưng điều này phải trả giá bằng môi trường. Khu vực này hiện đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu, có thể làm trật hướng tiến trình phát triển. Thương mại và đầu tư vẫn là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng và giảm nghèo, nhưng các Chính phủ trong khu vực cần tăng cường hợp tác để làm cho thương mại và đầu tư trở nên ‘xanh’ hơn”.
Từ năm 1995 tới năm 2019, lượng phát thải các-bon đi-ô-xít liên quan tới sản xuất của châu Á đã tăng gần gấp ba lần, chủ yếu phản ánh tốc độ tăng trưởng và công nghiệp hóa chưa từng có của khu vực để đáp ứng nhu cầu - cả bên trong khu vực và các thị trường xuất khẩu.
![]() |
Châu Á và Thái Bình Dương đang ở tuyến đầu của biến đổi khí hậu |
Châu Á và Thái Bình Dương hiện đang ấm lên nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Gần 40% thiên tai của thế giới diễn ra trong khu vực này và hơn 70% số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai sống tại châu Á và Thái Bình Dương. Ảnh hưởng của thiên tai là nặng nề hơn đối với phụ nữ và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
AEIR xem xét tiến bộ của châu Á và Thái Bình Dương trong hợp tác và hội nhập khu vực, tình hình thương mại, đầu tư xuyên biên giới, hội nhập tài chính và di chuyển của thể nhân. Theo báo cáo năm 2023, hội nhập khu vực đang tiến triển đều đặn và vẫn duy trì ổn định trong năm 2020 bất chấp đại dịch COVID-19. Trong khi đó, tăng trưởng thương mại chậm lại trong năm 2022 sau khi hồi phục mạnh mẽ vào năm 2021.
Báo cáo khuyến nghị các Chính phủ trong khu vực có thể làm cho thương mại và đầu tư trở nên bền vững hơn và xanh hơn bằng cách: Thúc đẩy thương mại hàng hóa môi trường, ví dụ như các tấm pin năng lượng mặt trời, và dịch vụ môi trường; Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xanh thông qua quy định pháp lý, chính sách khuyến khích, các tiêu chuẩn và hệ thống chứng nhận; Tăng cường hợp tác pháp lý quốc tế để khiến các cam kết và hành động khí hậu trở nên minh bạch, vững chắc, được áp dụng chung và có tính hợp tác; Xây dựng các cơ chế định giá các-bon ở cấp độ quốc gia và xuyên quốc gia, thông qua những mối liên kết và liên minh khu vực.
![]() |
Thương mại và đầu tư bền vững có thể trở thành một phần của các giải pháp khí hậu |
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 29/5-2/6

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Đến năm 2030, kinh tế số của TP.HCM đóng góp 40% vào GRDP

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Áp lực đạt mục tiêu tăng trưởng

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/6

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh: Hướng đến phát triển bền vững

Xuất khẩu Việt Nam dự báo tăng trưởng 7%/năm, đạt 618 tỷ USD năm 2030

PMI xuống 45,3 điểm: Số lượng đơn hàng giảm mạnh nhất 20 tháng

Thách thức đối với phát triển điện gió

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/5

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Đà Nẵng hướng tới thành phố tài chính thông minh

HSBC: Kinh tế Việt Nam chưa có dấu hiệu "chạm đáy"

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng
