Tín dụng chính sách giúp Nam Đàn tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu
![]() | “Số hóa” tín dụng chính sách |
![]() | Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông |
![]() | Tín dụng chính sách xã hội giúp hàng triệu phụ nữ vượt qua nghèo khó |
Về Nam Đàn mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa tháng 5 lịch sử. Vẫn cơn “nơi gió Lào thổi rạc bờ tre”, song không thể thổi khô sức sống miền quê trù phú với ngút ngàn màu xanh của vườn tược cây trái xum xuê, những cánh đồng lúa chín vàng trĩu bông, bãi ngô nương dâu xanh mướt dọc đôi bờ dòng sông Lam được tạo dựng bởi ý chí, nghị lực kiên cường và cả đôi tay, trí óc của người dân cần lao cùng dòng vốn tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ đắc lực 20 năm qua. Đây cũng là tiền đề để Nam Đàn đang triển khai và đẩy nhanh tốc độ về đích nông thôn mới kiểu mẫu.
![]() |
NHCSXH huyện Nam Đàn giải ngân vốn cho người nghèo tại Điểm giao dịch xã |
Không để ai bị bỏ lại phía sau
Bên tách trà xanh ngon vừa rót, Giám đốc NHCSXH huyện Nam Đàn Nguyễn Sĩ Hải tâm sự: Nhìn lại hơn 20 năm qua, nguồn vốn cho vay trên quê Bác không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương, nhất là sự tăng lên đáng kể của ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW đã thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
Tính đến hết tháng 3/2023, huyện Nam Đàn đã cân đối ngân sách chuyển hơn 2 tỷ đồng sang NHCSXH huyện, đưa tổng nguồn vốn đến hết 31/3 đạt 515 tỷ đồng. Đây là nền tảng để NHCSXH huyện Nam Đàn triển khai hiệu quả 12 chương trình tín dụng, đáp ứng từng nhu cầu thiết thân của người nghèo và đối tượng chính sách trên con đường giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, hòa mình vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương và đất nước.
Đơn cử như chị Tôn Thị Vinh ở xóm 5, xã Nam Thanh. Trước đây, gia đình chị Vinh thuộc diện hộ nghèo. Năm 2015 chị vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo để đầu tư chăn nuôi bò, đến năm 2018 gia đình chị đã thoát nghèo và trả hết nợ. Để thoát nghèo một cách bền vững chị mạnh dạn vay tiếp chương trình hộ cận nghèo 30 triệu đồng để đầu tư mua cặp bò. Nhờ biết cách chăn nuôi và chăm chỉ làm ăn, kinh tế gia đình chị đã từng bước ổn định có thu nhập khá. Hiện gia đình chị Vinh có 4 con bò tổng trị giá gần 130 triệu đồng.
Cũng vay vốn ưu đãi nhưng gia đình ông Phạm Văn Thanh ở xóm 1, xã Nam Kim lại được hỗ trợ tích cực từ chương trình tín dụng học sinh – sinh viên. Để có chi phí cho 3 người con đi học đại học, gia đình ông Thanh đã vay 200 triệu đồng nguồn vốn cho vay học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH. Đến nay, con gái đầu của ông Thanh đang làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, con gái thứ 2 làm ở Bệnh viện tim Hà Nội, con út vừa đi lao động làm việc tại Nhật Bản.
Trong 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, huyện Nam Đàn đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH cho vay được 60.906 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 1.515 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 998 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, giúp cho 22.303 lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp cho trên 15.830 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 10.000 lao động, giúp cho 10.903 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập...
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 1,09%, đời sống của nhân dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.
Điểm tựa đột phá kinh tế
Những hỗ trợ tích cực của NHCSXH đã góp phần đưa Nam Đàn cán đích nông thôn mới vào năm 2018 và đang hướng tới việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Tuy nhiên, con đường phát triển không dễ dàng trong bối cảnh tiêu chí hộ nghèo có nhiều thay đổi, và kinh tế những năm gần đây chịu tác động của Covid rồi hậu Covid khiến đời sống người dân ít nhiều bị ảnh hưởng.
Câu chuyện tạo việc làm, sinh kế bền vững nâng cao thu nhập cho người trở thành vấn đề bức thiết. Trong đó, việc xây dựng các sản phẩm của địa phương thành sản phẩm OCOP vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống cho người dân vừa đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hướng đi của địa phương đã được NHCSXH huyện Nam Đàn nhận thức rõ xu hướng từ đó lồng ghép vốn tín dụng thổi luồn gió mới cho sự phát triển mô hình này.
Điển hình như gia đình anh Nguyễn Tất Anh và chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Xuân Thành, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn đều là hội viên nông dân.
Gắn bó nhiều năm với nghề làm bột sắn dây và bánh nhãn, song việc sản xuất nhỏ lẻ và không có thương hiệu khiến sản phẩm của gia đình anh dù chất lượng cao nhưng việc mở rộng sản xuất khó khăn. Và muốn chuyển đổi từ sản xuất sản phẩm theo kinh nhiệm truyền thống sang sản xuất theo tiêu chuẩn OCOP thì cần phải có thêm nguồn vốn. Rất may là thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Nông dân xã, anh chị được vay vốn chính sách giải quyết việc làm tại NHCSXH huyện Nam Đàn.
Với 50 triệu đồng vay, cùng tích lũy của gia đình, anh chị đã đầu tư máy móc và các phương tiện phục vụ cho việc sản xuất bánh nhãn và tinh bột sắn đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Nhờ có sự chuyển đổi từ sản xuất sản phẩm theo kinh nhiệm sang sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP mà sản phẩm của gia đình sản xuất ra đều được tiêu thụ và người tiêu dùng đánh gia cao về chất lượng, tin tưởng và làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
![]() |
Nông dân xã Nam Nghĩa vay vốn chính sách mở rộng diện tích trồng chanh không hạt |
Có thể khẳng định, dòng vốn tín dụng chính sách theo nhiều phương thức từ đầu tư trực diện cho người vay đến thông qua các chương trình hay cho vay tạo việc làm đã góp phần phát triển thêm nhiều mô hình mới trong sản xuất cho thu nhập cao. Hiện nay, huyện Nam Đàn đang có 74 sản phẩm OCOP.
“Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng từng thời kỳ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; góp phần thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục các làng nghề, phát triển, mở rộng sản phẩm dịch vụ OCOP trên địa bàn”, Phó Chủ tịch huyện Vương Hồng Thái cho biết.
Nguồn vốn chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 11,3 triệu đồng/người năm 2002 lên 57 triệu đồng/người năm 2022 (tăng hơn 5 lần so với năm 2002).
Những thành quả này ngày càng thể hiện đậm nét trong bức tranh kinh tế huyện, đặc biệt là những ngày này người dân Nam Đàn rộn ràng niềm vui khi tỉnh Nghệ An công nhận Nam Đàn có thêm xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gồm: Nam Anh, Nam Cát, Nam Nghĩa, Nam Giang. Như vậy, đến nay, Nam Đàn đã có 9 xã đạt nông thôn mới nâng cao, chiếm tỷ lệ 50%. Và, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, chiếm tỷ lệ 27,78%.
Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực của NHCSXH trong việc huy động nguồn lực đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn, cần có sự tiếp tục chung tay của cấp ủy, chính quyền điạ phương và các hội, đoàn thể để phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn. Đặc biệt, trong bối cảnh số hộ nghèo ngày càng giảm và nhu cầu việc làm tăng cao, Tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh Nghệ An cần dành ưu tiên hơn nữa trong việc ủy thác vốn cho vay qua NHCSXH đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy du lịch là một trong những lĩnh vực trọng tâm để phát triển, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu để phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và gắn kết với du lịch đưa Nam Đàn trở thành huyện có thu nhập cao, có nền văn hóa mang bản sắc đặc trưng của huyện - quê hương Bác Hồ kính yêu vào năm 2030.
Các tin khác

TP.HCM: Năm 2025 có ít nhất 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa

Để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Nan giải ngăn chặn sâm nhập lậu

Đồng Nai: Hướng tới mục tiêu 25% nông sản đạt chứng nhận GAP

Đắk Lắk công bố nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

Nông dân lao đao vì "giun tặc" lộng hành

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn

Đà Nẵng vinh danh tổ tiết kiệm và vay vốn tiêu biểu

Tín dụng ưu đãi: Hỗ trợ giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở Phù Cát

Đánh thức tiềm năng của hợp tác xã

Liên kết - chìa khóa giúp kinh tế hợp tác cất cánh

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn

Sóc Trăng: Trên 593,4 tỷ đồng đầu tư nguồn nước sạch

Trái dừa Việt Nam trước cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Bình Thuận: Hỗ trợ gần 29,5 tỉ đồng phát triển 10 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ

Giám đốc ADB: Việt Nam khá thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô

CIC cảnh báo hiện tượng lừa đảo "kiểm tra điểm tín dụng"
![[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/15/medium/infographic-gia-xang-giam-trong-phien-dieu-hanh-2102023-20231002155928.jpg?rt=20231002155931?231002042521)
[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10

WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Quảng Trị tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023
Bình Định: Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đà Nẵng: Agribank ra mắt chợ, tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Thanh toán không tiếp xúc là xu hướng của thời đại mới

Nhiều ưu đãi dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB

Hành trình chuyển đổi BIDV Core Banking và những điều “lần đầu tiên” thực hiện

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ
