Bài học từ các tập đoàn lớn về TMĐT
Khuyến cáo về việc giao dịch "tiền ảo" trên các website TMĐT | |
Phát triển TMĐT: Cần sự nỗ lực từ nhiều phía |
Mối lo hàng giả, hàng nhái
Trong ngày Black Friday, chỉ riêng tại Mỹ, lượt người mua sắm online qua các thiết bị di động (bao gồm smartphone và máy tính bảng) đã tăng vọt so với năm 2015 và lên đến mức cao nhất trong lịch sử và doanh số đạt tới 1,2 tỷ USD, cao hơn 33% so với năm 2015.
Mua sắm truyền thống đang dần bị TMĐT lấn át |
Tổng giá trị mua sắm trực tuyến vào ngày Black Friday có thể đạt tới con số gần 5,3 tỷ USD. Như vậy, số giao dịch bằng smartphone và máy tính bảng chiếm hơn 1/3 trong tổng số giao dịch trực tuyến. Bên cạnh đó, trong năm nay, hầu hết các khuyến mãi "khủng" đều được nhà phân phối áp dụng trên cả hệ thống bán hàng online và chuỗi cửa hàng; thay vì chỉ ưu tiên cho khách trực tiếp đến mua hàng như những năm trước.
Tại Mỹ, hầu hết các nhà bán lẻ lớn đều đã tập trung đầu tư mạnh vào phát triển bán hàng trên mạng di động, thậm chí phát hành ứng dụng của riêng họ. Và lý do của hành động này đã được trả lời một cách không thể thuyết phục hơn trong ngày Black Friday vừa qua.
Hãng bán lẻ hàng đầu thế giới là Amazon cũng đang rất vất vả chuẩn bị cho đợt mua sắm Prime Day sắp diễn ra và hơn 100.000 giao dịch đã sẵn sàng cho các thuê bao Prime của hãng.
Đây dự kiến sẽ là một bữa tiệc lớn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, qua khảo sát những thương gia trực tuyến trên Amazon, thì thực tế nhằm phục vụ mục tiêu trở thành nhà cung cấp giá rẻ của mọi thứ trên hành tinh, Amazon đã trở thành một cái chợ trời lớn nhất thế giới, một cái chợ hỗn loạn, vô luật lệ, không hạn chế hàng tồn kho.
Hàng giả luôn là vấn đề và bùng nổ mạnh mẽ trong năm nay, những thương gia trên Amazon chia sẻ. Tuy vậy việc Amazon kết thân với các nhà sản xuất Trung Quốc nhằm mở rộng thị trường khiến các thương gia không thể xác định nổi ai hoặc cái gì đã khiến doanh số của họ bị sụt giảm. Các thương gia đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian để truy lùng những kẻ giả mạo.
Rất nhiều nhóm Facebook và WhatApp đã được tạo ra để các thương nhân gửi đơn khiếu nại và bàn luận các chiến thuật khắc phục vấn đề.
Vừa qua, một nhóm Facebook đã được thành lập, hiện tại có hơn 600 thành viên, quy tụ các thành viên phát hiện ra phiên bản áo phông, cốc cà phê và case iPhone được liệt kê trên Amazon với mức giá rẻ hơn nhiều so với bản gốc và tất cả đều là hàng nhái. Các thương nhân này mô tả cuộc chiến với hàng giả tương tự như chơi game búa đập thỏ, lượng hàng giả xuất hiện còn nhanh và nhiều hơn cả số bị gỡ bỏ.
Cần phải hạn chế những rủi ro
Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng rất lớn về thương mại điện tử (TMĐT) của châu Á và hiện đã thu hút hàng trăm triệu đô la tiền đầu tư trong vài năm qua. Đánh giá này hoàn toàn dễ hiểu khi mà sự phát triển của TMĐT được dẫn dắt bởi nhu cầu ngày một tăng cao về sản phẩm và dịch vụ của thị trường với hơn 90 triệu dân này.
Trong năm 2014, Việt Nam có xấp xỉ 40 triệu người truy cập internet, tương đương với tỷ lệ sử dụng là 44% trên tổng dân số, thuộc hàng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng thuê bao điện thoại di động hiện cũng đạt 140%, số lượng điện thoại thông minh trên tổng số dân đạt 40% và số lượng tài khoản xã hội tại Việt Nam cũng lên đến 30 triệu người dùng (nguồn: Frost & Sullivan).
Những điều này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thị trường TMĐT. Tuy nhiên, chính thói quen sử dụng internet của người Việt Nam (trung bình 26,2 tiếng/tuần, chỉ đứng sau Thái Lan tại Đông Nam Á) và sự gia tăng về số lượng của tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam (33 triệu người vào năm 2020, theo Boston Consulting Group) mới là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.
Nhìn chung thì thị trường TMĐT ngày càng sôi động hơn. Năm 2015, đã có thêm sự góp mặt của Adayroi được sự hậu thuẫn từ tập đoàn Vingroup bên cạnh các thương hiệu đã có mặt trên thị trường hiện tại như Lazada và Zalora (của Roket Internet), Sendo (của FPT), Deca (của 24h), Vatgia (nhận đầu tư của Mitsui), Hotdeal (nhận đầu tư của Transcosmos) và Tiki (nhận đầu tư của Sumitomo). Có thể nói số lượng các DN TMĐT tại Việt Nam chưa nhiều nhưng cũng đủ để tạo sự cạnh tranh tích cực giúp thị trường tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Có thể thấy đối với người tiêu dùng Việt Nam, uy tín của đơn vị kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sự tiện lợi trong giao dịch là rất quan trọng. Tuy nhiên, các DN TMĐT Việt Nam chưa thật sự quan tâm hoặc đánh giá chưa chính xác về tầm quan trọng của các yếu tố này.
Đại diện một DN TMĐT hàng đầu Việt Nam chia sẻ, chi phí đầu tư của họ đã lên đến hàng trăm triệu USD. Không biết bao nhiêu phần trăm trong số này là dành cho các chương trình khuyến mãi và chi phí vận hành, còn không biết bao nhiêu phần trăm để dành xây dựng các cơ sở hạ tầng cho việc phục vụ và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng?
Đành rằng chi phí dành cho các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng là phải có, tuy nhiên cũng không thể mãi cạnh tranh về giá khi nhìn chung, các sản phẩm mà các DN TMĐT giao dịch là tương đối giống nhau. Ngày hôm nay giá đó có thể rẻ hơn của đối thủ, nhưng chưa chắc ngày mai cũng như thế.
Nếu có, sự khác biệt sẽ đến từ chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng, đến từ danh sách các đối tác bán hàng với sản phẩm và dịch vụ uy tín đã được sàng lọc thật kỹ lưỡng thay vì tràn lan như hiện tại. Điều này sẽ tạo được niềm tin nơi khách hàng, đồng thời cũng cắt giảm chi phí vận hành cho các DN khi họ không còn phải giải quyết nhiều khiếu nại của khách hàng khi mua phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Khi người tiêu dùng có niềm tin thì tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (COD) và chi phí vận hành sẽ giảm, vì xét cho cùng, chuyện người Việt thích thanh toán bằng tiền mặt là từ sự nghi ngại đối với chất lượng sản phẩm và họ muốn được sờ tận tay, thấy tận mắt mà thôi.
Cẩm nang khi mua hàng trực tuyến 1. Chỉ mua hàng trên những website hợp pháp 2. Kiểm tra thông tin về người bán và sản phẩm 3. Kiểm tra độ uy tín của người bán trên môi trường trực tuyến 4. Đọc kỹ các điều khoản, quy định và chính sách bán hàng 5. Đảm bảo các thiết bị sử dụng là an toàn. 6. Lựa chọn phương thức thanh toán an toàn 7. Kiểm tra sao kê tài khoản ngân hàng sau khi giao dịch 8. Lưu giữ thông tin giao dịch đầy đủ 9. Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên môi trường trực tuyến 10. Tìm hiểu và nắm rõ quyền lợi của mình. |