Cần tính toán kỹ hiệu quả chính sách cho các đặc khu
Kiểm soát quyền lực ở đặc khu: Cần đủ chặt để phát huy tính chủ động | |
Mô hình đặc khu đặt cơ quan soạn thảo trước nhiều áp lực | |
Đặc khu kinh tế là một động lực tốt |
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thống nhất với chủ trương là ban hành luật này theo nguyên tắc quyết tâm triển khai thực hiện làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân |
“Đây là luật khó với nhiều chính sách mới mang tính thử nghiệm, đột phá. Các quy định trong luật này có thể khác luật khác nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và chủ trương của Đảng”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý việc lập 3 đặc khu để thu hút nguồn lực, tạo 3 vùng động lực chứ không phải để Nhà nước bỏ ra 1 triệu tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ có 2 triệu tỷ đồng trong khi 3 đặc khu cần 1 triệu tỷ đồng thì cần xác định nguồn ở đâu, so với kế hoạch trung hạn thế nào để đảm bảo khả thi.
“Vấn đề là thu hút đầu tư chứ không phải Nhà nước đổ tiền vào rồi miễn, giảm thuế, hay miễn giảm các khoản thu. Mục đích cuối cùng là lập đặc khu ra để được cái gì, bỏ ra 1 đồng để thu lại vài chục đồng, vài trăm đồng chứ không thể 10 năm, 20 năm tới ngồi đánh giá tổng kết lại thấy không được gì”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về chính sách, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị làm rõ thế nào là “đặc biệt” để tránh việc giao đất 99 năm tràn lan. Ngoài ra, việc miễn, giảm thuế cũng cần cân nhắc.
"Chính sách thuế cần có quy định thể hiện tính nổi trội nhưng phải tính toán kỹ, vì không cẩn thận thì chúng ta chẳng thu được gì nhiều lắm so với số bỏ ra, thậm chí tạo gánh nặng ngân sách, nhất là dùng chính sách miễn, giảm, giãn tràn lan. Tại sao ưu đãi kinh doanh bất động sản lên đến 10% trong khi đất ở những nơi này đang “sốt” dần và dễ là nơi “lướt sóng” chứ không phải đầu tư", ông Hiển nói.