Chậm nộp tiền sử dụng đất: Chuyện chưa có hồi kết
Đảm bảo quyền lợi cho cá nhân có quyền | |
Hà Nội: Sẽ tăng cường thanh kiểm tra việc cấp GCN QSDĐ |
Theo nhận định của các luật sư, điều này sẽ khiến khách hàng gặp rủi ro khi hiện tượng đó chứng tỏ DN không đủ nguồn tiền để hoàn thiện công trình và thanh toán nợ đến hạn.
Chậm nộp tiền sử dụng đất có thể gây bất lợi đối với DN khi không thể chào bán sản phẩm vào đúng lúc thị trường “hot” |
Nhưng quan trọng hơn, sau này khi bàn giao nhà mà DN vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước, còn nợ đọng thuế thì việc các khách hàng đã mua nhà, đóng xong 90 - 95% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư nhưng vẫn không thể làm được sổ đỏ, kéo theo mọi quyền lợi về mặt pháp lý không được đảm bảo là chuyện có thể xảy ra.
Phó tổng giám đốc DN BĐS tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, thông thường để một DN có thể đưa ra dự án BĐS hoàn thiện chào bán trên thị trường phải mất khoảng thời gian 2 - 3 năm, thậm chí lâu hơn. Hơn nữa, thời điểm tung sản phẩm ra thị trường cũng hết sức quan trọng, nếu không tính toán kỹ có thể bỏ lỡ thời cơ.
Nên việc chậm nộp tiền sử dụng đất có thể gây bất lợi đối với DN khi không thể chào bán sản phẩm vào đúng lúc thị trường “hot”, lượng giao dịch tăng cao sẽ thu về lợi nhuận và thành công cho dự án. Nhất là việc không làm được sổ đỏ theo cam kết theo hợp đồng cho khách hàng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của chủ đầu tư, thậm chí gây kiện tụng kéo dài...
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoRea), tiền sử dụng đất hiện vẫn đang là gánh nặng đối với các DN BĐS, tạo ra cơ chế xin - cho trong suốt thời gian qua. Để giải quyết phần nào “điểm nghẽn” này và hỗ trợ DN, trước đó UBND TP. HCM đã cho phép DN được tạm nộp tiền sử dụng đất dự án ngay sau khi Sở Tài nguyên - Môi trường xác định giá đất, để chủ đầu tư tiếp tục làm các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng.
Điều này đã giúp cho DN giảm được thời gian chờ đợi làm thủ tục thẩm định giá đất, góp phần giảm giá thành nhà ở. Tuy nhiên, tại Thông báo số 520/TB-VP ngày 22/6/2017 của Văn phòng UBND thành phố, chỉ đạo các cơ quan thực hiện đối với các hồ sơ đã thực hiện tạm nộp tiền sử dụng đất lại nêu: “Sở Xây dựng không giải quyết thủ tục chuyển nhượng dự án và không cho chủ đầu tư bán sản phẩm cho khách hàng đối với các trường hợp chủ đầu tư đã thực hiện tạm nộp tiền sử dụng đất, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo quy định”.
Điều này đã khiến cho một số dự án rơi vào tình trạng “án binh bất động”, chưa thể mở bán dù đã thực hiện tạm nộp tiền sử dụng đất.
Vì vậy, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoRea kiến nghị UBND thành phố xem xét cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở hình thành trong tương lai được bán sản phẩm cho khách hàng, sau khi đã thực hiện tạm nộp tiền sử dụng đất và có văn bản cam kết sẽ nộp tiền phát sinh nếu có sau khi các cơ quan thẩm quyền đã phê duyệt số tiền sử dụng đất của dự án phải nộp, để sớm đưa sản phẩm ra thị trường, giảm bớt khó khăn cho chủ đầu tư và góp phần làm tăng nguồn thu tiền sử dụng đất vào ngân sách thành phố.