“Chìa khóa” là ở đội ngũ thiết kế, nghệ nhân
![]() | DN thủ công mỹ nghệ: Đổi mới để hội nhập |
![]() | Nhất thiết cần có đặc trưng |
![]() |
Ảnh minh họa |
Mẫu mã thiếu sáng tạo, đổi mới
Theo thông tin từ Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, có đến 90% sản phẩm của Việt Nam dựa trên thiết kế của khách hàng nước ngoài cung cấp và sử dụng nhãn mác của nước ngoài. So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam kém cạnh tranh về thiết kế.
Nguyên nhân là do các cơ sở làng nghề tham gia sản xuất hàng xuất khẩu chưa chú trọng đến vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ phát triển làng nghề cho biết, thực tế tại những làng nghề cổ xưa nhất của Việt Nam như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, cũng khó có thể tìm được mặt hàng sáng tạo, mẫu mã mới.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, dù đã bị mai một nhiều, nhưng cả nước vẫn còn khoảng 5.092 làng nghề và làng có nghề đang hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết trong số này đang hoạt động tự phát, manh mún, và có cùng thực trạng như trên. Cùng với đó, là việc thiếu tính định hướng, liên kết, thiếu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên không tạo được sự đa dạng trong mẫu mã sản phẩm. Từ đó không tiếp cận được những đơn hàng lớn.
Qua khảo sát thị trường châu Âu và Hoa Kỳ cho thấy, chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể sánh ngang, thậm chí tốt hơn rất nhiều nước, nhưng mẫu mã luôn bị “thất thế”.
Ông Bùi Văn Vượng, Giám đốc Trung tâm tạo mẫu và hỗ trợ làng nghề Việt Nam cho hay, khi tham dự các hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, Huế, Quảng Bình, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, thì không khó nhận ra thực tế là sản phẩm các gian hàng cùng loại hao hao giống nhau, nhiều mẫu mã giống hệt nhau, hiếm thấy sự khác biệt kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc.
Nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhận xét, điều này khiến sản phẩm của các làng nghề bị hàng hóa nước ngoài cạnh tranh ngay tại chính “sân nhà”. Hàng gốm và hàng lụa của Trung Quốc tràn vào làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc là một ví dụ điển hình.
Cần đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp
Với bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hiện nay, thì mẫu mã sản phẩm là một yếu tố quyết định thành công. Trong những yêu cầu đặt ra cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, thì việc thể hiện được tính truyền thống là quan trọng nhất.
Đề cập đến những giải pháp sống còn, tạo bước đột phá trong thiết kế mẫu mã sản phẩm làng nghề, ông Phạm Văn Tuấn, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết, nhìn chung chúng ta chưa có đội ngũ tạo mẫu có trình độ cao trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ. Do vậy, đầu tư cho việc đào tạo các họa sỹ mẫu có trình độ chuyên nghiệp là sự đầu tư khôn ngoan để giúp ngành thủ công mỹ nghệ phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và làm được như thế.
Ông Trịnh Quốc Đạt cũng kiến nghị, Nhà nước, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã sản phẩm các nghề thủ công mỹ nghệ, nhằm thu hút các nhà thiết kế chuyên nghiệp tham gia thiết kế, cải tiến mẫu mã cho các làng nghề truyền thống. Các hộ sản xuất, các DN tại các làng nghề cần chủ động nghiên cứu sáng tạo, áp dụng các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp, tăng cường xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Và một trong các yếu tố mang tính quyết định đến sự sáng tạo mẫu mã sản phẩm làng nghề chính là đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi.
Các tin khác

Ngành xây dựng bứt phá nhờ sự phục hồi bất động sản và dòng vốn FDI

Hợp tác công - tư hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong chuyển đổi xanh

Nutifood được vinh danh 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Kết nối giao thương B2B tại HCMC Foodex 2025

Tăng cường quản lý xuất xứ hàng hóa

Kinh doanh có trách nhiệm: Yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp.

BIDV và IMG cùng gia tăng giá trị toàn chuỗi cho các dự án bất động sản

Việt Nam lần đầu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số

Thủ tướng: Doanh nghiệp nhà nước phải xông pha hơn nữa, tiên phong chuyển đổi số

Ngành Du lịch: Khi trách nhiệm của doanh nghiệp là điểm tựa cho sự phát triển bền vững

Đẩy mạnh đào tạo để gia nhập ngành công nghệ bán dẫn toàn cầu

Tận dụng cơ hội để củng cố năng lực cạnh tranh

Hàng không Việt Nam tăng trưởng hai con số trong quý đầu năm 2025

EVN nỗ lực đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định

Xuất khẩu thủy sản phục hồi ấn tượng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
