Đà Nẵng: Khoanh định 433 khu vực cấm hoạt động khoáng sản
Ảnh minh họa |
Theo đó, đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng là 64 khu vực, diện tích 40 ha; Đất có hệ sinh thái biển đã được khoanh vùng bảo vệ là 05 khu vực, diện tích 134 ha; Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ là 08 khu vực, diện tích 39.810,5 ha.
Tiếp đó là đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng là 61 khu vực, tổng diện tích là 10.079 ha; Đất quy hoạch dành cho mục đích an ninh là 06 khu vực, diện tích 127 ha; Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng là 190 khu vực, diện tích 109,29 ha; Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ là 22 khu vực, diện tích 959,703 ha.
Và đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt là 14 khu vực, diện tích 199,2 ha; Đất liên quan đến mặt hồ và hành lang bảo vệ đập các hồ chứa nước là 20 khu vực, diện tích 486,65 ha; Đất liên quan đến hành lang bảo vệ bờ sông, bờ biển, bờ kè là 31 khu vực, diện tích 162,494 ha; đất liên quan đến hệ thống xử lý chất thải, bãi rác là 12 khu vực, diện tích 180 ha.
Việc khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản này nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo tồn di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố giao các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện thường xuyên cập nhật, kiểm tra, rà soát các khu vực có biến động, thay đổi để điều chỉnh, bổ sung các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo yêu cầu thực tiễn, các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và quy định của pháp luật.